Chuyển đến nội dung chính

Kiêng gì khi bị thủy đậu!!!



Thủy đậu là bệnh ngoài da thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả biết khi bị thủy đậu kiêng gì để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và giúp cho bệnh nhanh khỏi. 
 


Thủy đậu là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ.

Bị thủy đậu kiêng gì?

Kiêng gãi làm vỡ các nốt thủy đậu

Khi bị thủy đậu, tuyệt đối kiêng gãi, làm vỡ các nốt thủy đậu. Việc này vừa gây viêm nhiễm, khiến bệnh dễ xảy ra biến chứng, lây lan sang những vùng da khác và để lại những sẹo xấu trên da.

Một số chú ý trong ăn uống

Cần kiêng đồ tanh như cá tôm, cua… vì dễ gây nóng, làm các triệu chứng của bệnh thêm nặng.


Cần kiêng đồ tanh như hải sản vì dễ gây nóng.

Cần kiêng ăn thịt gà vì có tính ấm mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt. Ăn thịt gà có thể làm bệnh tiến triển thêm. Tương tự cần kiêng thịt chó, để tránh nguy cơ bội nhiễm và biến chứng.

Kiêng ăn thức ăn ngọt, béo và quá mặn vì sẽ làm trầm trọng thêm các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại những vết sẹo lớn.

Cần tránh các đồ nếp vì chúng có thể làm các nốt mụn sưng tấy nhiều hơn.

Không nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, chanh vì sẽ gây ra phản ứng có tính a-xit khiến người bệnh càng ngứa nhiều.

Người bệnh nên bổ sung lượng nước đầy đủ, tốt nhất là nước ép trái cây để tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung thêm rau quả nhiều vitamin A và C, bio-flavonoid. Đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magiê, canxi để kích thích hệ miễn dịch. Một số loại rau tốt cho bệnh nhân thủy đậu: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua…


Bổ sung thêm nhiều rau quả cho cơ thể.

Đối với những người bị mụn nước ở miệng nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt như cháo, nước canh, súp để bổ sung chất dinh dưỡng.

Kiêng tắm lá tùy tiện

Không nên mua các loại thuốc lá về tắm tùy tiện, đặc biệt người bệnh là trẻ nhỏ, da mỏng, nên càng dễ bị tổn thương, nhiễm trùng, dị ứng. Chẳng hạn như việc thường xuyên tắm lá chè xanh sẽ không tốt cho trẻ vì loại lá này có chất ta nanh (chất chát) dễ làm cho da trẻ nhỏ bị tổn thương. Việc tắm lá cho trẻ nhỏ cũng như việc uống thuốc cần thiết phải có sử chỉ định của bác sĩ. Tùy từng cơ địa của trẻ mà có thể tắm các loại lá khác nhau.

Tuyệt đối không được dùng lá trúc đào… để tắm cho trẻ vì các loại lá này có chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng.

Một số lưu ý khi chăm sóc người thủy đậu

– Bệnh có diễn biến trong khoảng 7-10 ngày thì tự khỏi nếu không có biến chứng.

– Nếu thấy nốt phỏng nước dạng đục có nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn; hoặc sốt cao, đau đầu, chậm chạp trong hoạt động… nên đưa người bệnh đi khám, điều trị đúng cách phòng biến chứng.

– Tăng thành phần dinh dưỡng hàng ngày.

– Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, hạn chế tiếp xúc và đi lại.

Trên đây là một số kiến thức của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc về bị thủy đậu kiêng gì. Nếu cần tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ số điện thoại 04. 383. 55555 hoặc 1900 558896 để được giải đáp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...