Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát.
U nang vú là gì?
Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục).
U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thì u nang vú không cần chữa nếu u đó không to, không gây nguy hiểm, khó chịu đến sinh hoạt.
Nguyên nhân
Cho đến hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra u nang vú. U nang vú có thể phát triển như là kết quả của sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số bằng chứng cho thấy lượng estrogen dư thừa trong cơ thể có thể kích thích mô vú, dẫn tới sự xuất hiện của u nang.
Triệu chứng
Các triệu chứng u nang vú mà người bệnh có thể gặp bao gồm:
- Tức, căng và đau ngực, đặc biệt là ở vùng có khối u.
- Vú đột nhiên lớn và căng hơn sau khi sinh.
- Vú đột nhiên xẹp sau kỳ kinh.
- Sờ hoặc cảm nhận thấy có cục u mịn di chuyển dễ dàng trong vú.
- Những khối u dễ dàng di chuyển, tròn hoặc bầu dục, mịn.
- Thường thấy ở một vú, nhưng ảnh hưởng cùng lúc đến cả hai vú.
- Kích thước khối u vú tăng và đau vú ngay trước kì kinh nguyệt
- Khi phát hiện có các triệu chứng này, người bệnh nên tới bệnh viện chuyên khoa để khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác có phải là u nang vú hay không.
Chẩn đoán
Để có thể chẩn đoán u nang tuyến vú chính xác, bác sĩ thường thăm khám và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Khám vú: tiến hành thăm khám lâm sàng để kiểm tra xem có biểu hiện bất thường nào ở vú hay không.
- Chụp X quang tuyến vú: là phương pháp chụp X quang đặc biệt, sử dụng một lượng tia X rất nhỏ để ghi hình ảnh chi tiết của tuyến vú nhằm phát hiện ra những khối u vú.
- Siêu âm tuyến vú: giúp bác sĩ xác định xem liệu khối u chứa dịch lỏng hay chất rắn.
- Sinh thiết: sử dụng kim nhỏ chèn vào khối u để hút dịch, sau đó quan sát dưới hính hiển vi để phát hiện các bất thường nếu có.
Có 4 phương pháp sinh thiết sau:
– Sinh thiết hút kim nhỏ: sử dụng 1 kim rất nhỏ để lấy chất dịch hoặc tế bào trực tiếp từ khối u để đánh giá.
– Sinh thiết kim lõi: sử dụng 1 ống kim lớn hơn, có thể lấy một xi lanh mô từ khối u để phân tích.
– Rạch sinh thiết: lấy đi một phần của khối u để đánh giá.
– Sinh thiết cắt bỏ: phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u để đánh giá.
Điều trị
Với các u nang vú đơn giản, chứa đầy chất lỏng và không gây ra bất cứ triệu chứng nào, người bệnh có thể không cần phải điều trị y tế mà chỉ cần theo dõi định kỳ. Nếu khối u vẫn tồn tại và thay đổi theo thời gian, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng một trong số các phương pháp sau:
- Chọc hút dịch: u nang vú có thể tự mất đi khi mãn kinh, với nang nhỏ theo dõi qua siêu âm 3-6 tháng/ 1 lần, nếu nang lớn và không mất đi có thể rút dịch trong nang, và xét nghiệm dịch để phân tích.
- Sử dụng hormone thay thế: thuốc tránh thai dạng uống điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt giúp ngăn chặn sự tái phát của u nang. Tuy nhiên do các tác dụng tiềm ẩn, các thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp hormone thay thế khác, chẳng hạn như tamoxifen, thường chỉ được khuyến cáo ở những phụ nữ có triệu chứng nặng.
- Phẫu thuật: phẫu thuật cắt bỏ u nang vú là cần thiết trong những trường hợp bất thường như u nang vú gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và tái phát liên tục; hoặc u nang vú có các dấu hiệu đáng lo ngại khác.
Đối tượng được chỉ định phẫu thuật u nang vú
U nang tuyến là một bệnh lành tính, đa số không cần điều trị và tự khỏi khi mãn kinh nhưng có một số trường hợp được chỉ định mổ u nang tuyến vú, cụ thể:
- Có nhiều u nang vú cùng xuất hiện.
- U nang vú phát triển ngày càng lớn, gây chèn ép lên các vùng xung quanh của môt tuyến vú gây đau nhức vú.
- U nang vú tiếp tục xuất hiện cho dù đã sinh thiết và thoát dịch.
- Kết quả sinh thiết cho thấy u nang vú là ác tính.
Mổ u nang tuyến vú được thực hiện như thế nào?
Đây là một loại phẫu thuật khá đơn giản và nhanh chóng. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ u nang. Sau đó khối u sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có chứa tế bào ung thư không. Mổ u nang tuyến vú được đánh giá là giúp loại bỏ triệt để khối u, ngăn chặn tối đa nguy cơ tái phát.
Chế độ ăn uống – sinh hoạt tại nhà
Ngoài các biện pháp điều trị y tế nêu trên, người bệnh cũng cần theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt tại nhà, cụ thể:
- Mặc áo ngực hỗ trợ:
- sử dụng áo ngực nâng đỡ vú sẽ giúp làm giảm áp lực lên vú.
- Tránh tiêu thụ các chất caffeine:
- theo một số nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ cao phát triển u nang vú nếu tiêu thụ nhiều loại thức uống có chứa caffeine. Vì thế loại bỏ chất này khỏi chế độ ăn uống sẽ giúp giảm triệu chứng u nang vú.
- Hạn chế muối trong chế độ ăn uống:
- mặc dù không có bất cứ kết luận nào về sự liên hệ giữa muối và u nang vú, nhưng nếu giảm lượng muối tiêu thụ có thể giúp cơ thể trữ nước nhiều hơn và giảm triệu chứng nếu u nang xuất hiện.
- Kiểm tra vú thường xuyên tại nhà để phát hiện sớm những bất thường của vú nếu có.
- Thăm khám định kỳ tại bệnh viện để theo dõi tình trạng khối u theo chỉ định của bác sĩ.
Cách tự kiểm tra u nang vú
– Đứng đối diện với gương, tay để hai bên hông.
– Đưa tay lên cao qua đầu và nhìn trong gương để tìm những thay đổi bất thường của vú như không cân xứng, màu sắc biến đổi, nổi những đường gân hay chảy mủ khi nhìn thấy qua gương.
– Nằm ngữa và cảm nhận từng bên của vú. Tiếp tục cảm nhận và tìm kiếm những thay đổi khác về mô ở vú. Di chuyển theo vòng tròn các ngón tay xung quanh nhũ hoa.
Khi kiểm tra ở vú xong thì bạn kiểm tra tiếp 2 bên nách xem có u nào bất thường không.
Đứng lên rồi ngồi xuống rồi thực hiện lại bước 3 đồng thời quan sát qua gương xem có thay đổi gì không.
Ở độ tuổi từ 40-45 nên chụp x Quang tuyến vú thường xuyên 6 tháng 1 lần, để tránh những nguy cơ về vú. Phụ nữ hiện đại thường có nguy cơ cao về ung thư vú, nhất là về di truyền, nên thăm khám thường xuyên sẽ hạn chế rủi ro về các căn bệnh về tuyến vú.
Còn đây là một vài tài liệu trả lời về ung thư vú tốt và uy tín nhất, mời bạn đọc tham khảo :
100 câu hỏi và câu trả lời về ung thư vú, Zora K. Brown
• http://www.mayoclinic.com/health/breastcysts/DS01071/DSECTION=causes
• http://www.thewomens.org.au/…/BreastCare/cysts_English.pdf
Mổ u nang tuyến vú tại Bệnh viện Thu Cúc
Chuyên khoa Ngoại – Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ thực hiện phẫu thuật u nang tuyến vú uy tín của nhiều chị em với các ưu điểm:
- Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, xử lý vết mổ đẹp và thẩm mỹ. Đặc biệt bệnh viện còn hợp tác hỗ trợ chuyên môn với nhiều bác sĩ nổi tiếng đến từ các bệnh viện Trung ương, sẵn sàng hội chẩn và phẫu thuật ngay tại bệnh viện nếu có nhu cầu.
- Phẫu thuật tại phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
- Sắp xếp lịch mổ nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.
- Chăm sóc sau mổ chu đáo, người nhà không cần phải lo lắng.
- Áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ
The post U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết! appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét