Tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt; đau họng; niêm mạc miệng và da xuất hiện tổn thương dạng phỏng nước, có nhiều ở lòng bàn tay, chân, gối, mông. Cách phòng bệnh tay chân miệng thế nào rất cần được tìm hiểu để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
Tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ.
Những ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do các loại virut thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virut đường ruột khác gây nên. Thường gặp hơn cả là virut đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Trẻ bị bệnh thường tự phục hồi trong khoảng 7-10 ngày, tuy nhiên bệnh cũng có thể có nhiều biến chứng như viêm màng não, viêm não, phù phổi, viêm cơ tim… rất nguy hiểm. Những biến chứng này phổ biến là do virus EV71 gây ra.
Phòng tay chân miệng
Tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hoá và có khả năng gây thành dịch lớn. Vì vậy, việc phòng bệnh tay chân miệng là rất cần thiết để giảm thiểu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Để thực hiện phòng bệnh tay chân miệng, cần phải:
Thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Cần nhắc trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày. Người chăm sóc trẻ trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho bé ăn, trước khi bế bé, sau khi đi vệ sinh, thay tã hay làm vệ sinh cho bé cần phải rửa tay thật sạch sẽ.
Cần nhắc trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày.
Chú ý chế độ ăn uống
Cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, vệ sinh vật dụng ăn của trẻ thật sạch, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, không nhai mớm cơm cho trẻ, không để trẻ ăn bốc hay mút tay…
Giữ môi trường xung quanh bé thật sạch
Môi trường xung quanh bé, đồ chơi, vật dụng bé sử dụng cần được vệ sinh thường xuyên bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Khăn giấy và tã lót đã dùng cần được bỏ vào thùng rác và thải bỏ đúng cách.
Hạn chế tiếp xúc với trẻ bị bệnh
Tránh tiếp xúc, ôm, hôn, dùng chung đồ dùng… với trẻ em bị bệnh. Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh.
Cần nhận biết, phát hiện sớm bệnh và kịp thời cách ly
Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh cần phải theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tổ chức cách ly điều trị tránh lây nhiễm cho trẻ khác.
Cần nhận biết, phát hiện sớm bệnh và kịp thời cách ly tránh lây lan.
Trên đây là những chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc về cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ. Nếu cần thêm thông tin về vấn đề liên quan vui lòng liên hệ số điện thoại 04. 383. 55555 hoặc 1900 558896 để được giải đáp.
Nhận xét
Đăng nhận xét