Trong mùa dịch Covid-19, rất nhiều người dân đã chủ động uống bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh. Tuy nhiên các bác sĩ cho biết việc lạm dụng vitamin C có thể ảnh hưởng tới chức năng của một số cơ quan trong cơ thể và tạo bệnh lý, trong đó phổ biến có sỏi thận. Lạm dụng vitamin C trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ mắc sỏi thận. Không nên sử dụng bừa bãi vitamin C Nhiều người nghĩ rằng việc bổ sung vitamin là vô hại, bao gồm cả vitamin C. Mặc dù vậy theo quan điểm của các bác sĩ, vitamin cho dù thừa hay thiếu đều không tốt. Chưa kể liều dùng ở mỗi người, nam – nữ, trẻ em – người lớn, người bình thường – người mắc bệnh…là hoàn toàn khác nhau. Sỏi thận là một trong những hệ quả của việc lạm dụng vitamin C trong thời gian dài. Nguyên nhân là do lượng vitamin C mà cơ thể hấp thu được sẽ được bài tiết trong nước tiểu ở dạng oxalat. Oxalat và canxi kết hợp sẽ tạo thành những tinh thể nhỏ, về lâu dài trở thành sỏi thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng
Sỏi thận là loại sỏi thường gặp nhất ở đường tiết niệu. Bệnh thường biểu hiện trong âm thầm ở giai đoạn đầu nên nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan, tự ý mua thuốc uống, thậm chí là không quan tâm vì chưa thấy đau hay khó chịu. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, sỏi thận sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sỏi thận hình thành do sự kết tinh của một số thành phần trong nước tiểu. Biến chứng của sỏi thận Trước hết sự di chuyển của sỏi, đặc biệt là những sỏi có gai nhọn xù xì sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Chưa kể sỏi cọ xát vào đường niệu sẽ dẫn tới nguy cơ nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường t