Chuyển đến nội dung chính

Sỏi thận tác động đến cơ thể như thế nào?

Sỏi thận là loại sỏi thường gặp nhất ở đường tiết niệu. Bệnh thường biểu hiện trong âm thầm ở giai đoạn đầu nên nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan, tự ý mua thuốc uống, thậm chí là không quan tâm vì chưa thấy đau hay khó chịu. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, sỏi thận sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
soi-than-tac-dong-den-co-the-nhu-the-nao

Sỏi thận hình thành do sự kết tinh của một số thành phần trong nước tiểu.

Biến chứng của sỏi thận

Trước hết sự di chuyển của sỏi, đặc biệt là những sỏi có gai nhọn xù xì sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản.

Chưa kể sỏi cọ xát vào đường niệu sẽ dẫn tới nguy cơ nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận.

Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Đã có những trường hợp vỡ thận và vỡ bàng quang do sỏi.

Nếu thận mủ toàn diện có thể phải cắt bỏ thận. Bế tắc đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận. Hậu quả của xơ hóa sẽ dẫn đến giảm chức năng co bóp đường tiểu, chít hẹp làm bế tắc đường tiểu, tồn đọng nước tiểu.

Nếu bị kẹt trong cuống đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc cuống đài thận nên đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị căng trướng nước tiểu, sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận.

Chức năng thận bị suy giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận.

Cách điều trị sỏi thận

Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm nêu trên, người bệnh cần thăm khám và điều trị ngay với các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu khi phát hiện có các triệu chứng bất thường như:

  • Đau, khó chịu vùng thắt lưng hông
  • Tiểu buốt, tiểu ra máu.
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi.
  • Sốt và ớn lạnh
  • Buồn nôn và nôn.

Sỏi thận <2cm hiện nay có thể làm sạch mà không cần mổ nhờ đột phá công nghệ tán sỏi ngoài cơ thể. Sỏi sẽ được làm tan thành vụn nhỏ nhờ nguồn năng lượng từ sóng xung kích điện từ. Trong quá trình tán, người bệnh không đau, tán xong được về nhà luôn. Sỏi sẽ từ từ trôi theo dòng nước tiểu đi ra ngoài. 1 tuần sau người bệnh quay lại tái khám để kiểm tra đảm bảo sỏi đã sạch hết.

soi-than-tac-dong-den-co-the-nhu-the-nao

Tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ, không đau, tán xong được về nhà luôn.

Sỏi thận >2cm đã có tán sỏi nội soi qua da đường hầm  nhỏ thay thế cho mổ mở trước đây. Bác sĩ chỉ cần tạo 1 vết rạch 5mm ở vùng thắt lưng để tạo đường hầm đưa ống nôi soi vào bên trong thận tiếp cận với sỏi. Sau đó dùng năng lượng từ tia laser bắn vỡ sỏi rồi hút bỏ ra ngoài. Với phương pháp này, người bệnh không phải chịu đau nhiều như khi mổ mở, chỉ mất 2  – 3 ngày nằm viện mà vẫn đảm bảo sạch sỏi.

Do đó người bệnh đừng nên vì sợ đau, sợ phải mổ mới sạch sỏi mà trì hoãn việc điều trị, dẫn tới các hậu quả đáng tiếc. Nên nhớ sỏi thận uống thuốc không thể tan, sử dụng trong thời gian dài còn làm tăng áp lực giải độc cho gan, thận. Vì thế tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu hàng đầu hiện nay. Tại đây người bệnh không chỉ được thăm khám và điều trị bởi “bàn tay vàng” – bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên trực tiếp tán sỏi êm ái, không đau bằng các công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Chế độ chăm sóc như người nhà sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Đặc biệt Thu Cúc thực hiện chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh giúp người bệnh tiết kiệm chi phí, an tâm điều trị.

The post Sỏi thận tác động đến cơ thể như thế nào? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh