Nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu ở trẻ
Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có người lớn mới mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu vì bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 35-60 tuổi. Nhưng trên thực tế, trẻ em cũng mắc bệnh này tuy nhiên ít phổ biến hơn. Dù ít gặp nhưng cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sỏi tiết niệu ở trẻ em sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sỏi tiết niệu ở trẻ, thông thường là do các bệnh về rối loạn chuyển hóa như: rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria),…
Bên cạnh đó chế độ ăn uống kém lành mạnh cũng là một yếu tố có thể dẫn tơi sỏi tiết niệu ở trẻ em. Đặc biệt hiện nay khi trẻ em ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ít uống nước, ít vận động…Đây là những thói quen làm tăng nguy cơ tạo sỏi, nhất là ở những trẻ đã mắc sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.
Ngoài ra trẻ bị nhiễm trùng đường đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu (hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang – niệu quản) hay những bệnh lý gây cản trở sự tống xuất nước tiểu như bàng quang thần kinh… cũng là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi.
Triệu chứng của sỏi tiết niệu ở trẻ
Các triệu chứng thường gặp nhất của sỏi tiết niệu là đau, khó chịu vùng thắt lưng hông, tiểu ít, tiểu máu, nhiều trường hợp buồn nôn, người nhợt nhạt và ra nhiều mồ hôi. Một đặc trưng khác của trẻ khi mắc phải bệnh này là thường dễ bị kích thích, nhất là mỗi lần đi tiểu khiến cho trẻ khóc nhiều, khó chịu nên trẻ không hiếu động, hạn chế đi lại hoặc nằm yên tại chỗ.
Vì thế khi phát hiện con có những biểu hiện bất thường nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám ở chuyên khoa tiết niệu để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Tùy theo loại sỏi, vị trí sỏi và kích thước của nó mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp làm sạch sỏi hiệu quả, an toàn, hạn chế tối đa các tổn thương đến trẻ. Nếu sỏi còn nhỏ, có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc). Các trường hợp sỏi lớn cần can thiệp ngoại khoa, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Hiện đã có các phương pháp tán sỏi ít xâm lấn, rất nhẹ nhàng, thậm chí không cần mổ, không gây đau như tán sỏi ngoài cơ thể – rất an toàn cho trẻ nhỏ.
Làm thế nào để phòng tránh sỏi tiết niệu ở trẻ?
Cách đơn giản nhất để phòng ngừa sỏi tiết niệu cho trẻ là cùng con thiết lập những thói quen tốt trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày như:
- Chú ý đến chế độ ăn uống ngay từ nhỏ. Tập cho trẻ ăn nhạt, không ăn quá nhiều đồ ăn nhanh – thường chứa nhiều dầu mỡ, muối – dễ gây béo phì, tạo điều kiện hình thành sỏi.
- Uống nhiều nước hàng ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Nhắc trẻ không được nhịn tiểu, khi có cảm giác buồn tiểu phải đi vệ sinh ngay.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
The post Trẻ em có bị sỏi tiết niệu không? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét