Thăm khám tại chuyên khoa tiết niệu càng sớm càng tốt
Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện có sỏi thận là tìm tới các bác sĩ chuyên khoa về tiết niệu để được thăm khám cụ thể. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra, chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán, để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng sỏi. Nhìn chung càng xử lý sớm khi sỏi còn nhỏ thì càng đơn giản, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Một số trường hợp sỏi thận nhỏ bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa (uống thuốc) kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Với sỏi thận <2cm trở lên đã có tán sỏi ngoài cơ thể không cần mổ, không đau, tán xong về nhà luôn. Đây là đột phá công nghệ giúp làm tan sỏi thành từng mảnh vụn nhỏ nhờ nguồn năng lượng sóng xung kích điện từ. Sỏi sau khi tán sẽ từ từ trôi theo đường nước tiểu đi ra ngoài, 1 tuần sau người bệnh quay trở lại kiểm tra để đảm bảo đã hết sỏi.
Sỏi thận >2cm trước đây sẽ phải mổ rạch nhưng hiện tại đã có phương pháp tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ là lựa chọn thay thế hoàn hảo. Trong phương pháp này, bác sĩ chỉ cần tạo 1 vết trích rất nhỏ – chỉ 5mm để tạo đường hầm đưa ống nội soi vào bên trong thận và tiếp cận với sỏi để tán vỡ nó, rồi hút bỏ ra ngoài. Sau tán, người bệnh chỉ cần nằm viện khoảng 2 – 3 ngày, ít đau và rất an toàn.
Cả hai phương pháp tán sỏi nêu trên đều ít xâm lấn, hầu như không làm giảm chức năng thận, giúp làm sạch sỏi nhanh, êm ái. Do đó người bệnh không cần phải lo lắng về vấn đề sỏi thận sẽ phải mổ mới sạch lại gây đau đớn, khó chịu nên trì hoãn hoặc bỏ lỡ việc điều trị.
Không tự ý mua thuốc về uống
Một thói quen rất phổ biến của nhiều người bệnh sỏi thận là tự ý mua thuốc về uống theo các thông tin quảng cáo khi chưa thăm khám cụ thể với bác sĩ.
Trước hết cần hiểu sỏi thận đã lớn uống thuốc không thể tan. Sử dụng thuốc trong thời gian dài còn làm hại gan, thận. Đặc biệt là các loại thuốc nam, thuốc lá dân tộc không rõ nguồn gốc…trong quá trình chế biến sao tẩm có thể sử dụng các chất bảo quản độc hại, làm cho tình trạng bệnh càng trở nặng hơn.
Không chủ quan rằng sỏi còn nhỏ, sỏi chưa gây đau thì chưa cần điều trị
Đây là nhận định rất sai lầm và có thể dẫn tới nhiệu hậu quả đáng tiếc. Bởi sỏi thận ở giai đoạn đầu rất ít biểu hiện, thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh khám sức khỏe hay khám một bệnh lý nào đó có siêu âm. Lúc này sỏi còn nhỏ và chưa gây ra triệu chứng gì đáng kể tuy nhiên đây lại là thời điểm điều trị thuận lợi nhất.
Người bệnh có thể chỉ cần tán sỏi ngoài cơ thể 1 lần là xong nếu sỏi mềm, không cần mổ, được về nhà ngay. Ngược lại nếu chờ sỏi lớn mới tìm đến bác sĩ, sỏi có thể đã gây tắc nghẽn đường niệu, kèm theo nhiều biến chứng như ứ nước, thận giãn… khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém.
The post Nên làm gì khi phát hiện có sỏi thận? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét