Chuyển đến nội dung chính

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại là mối quan tâm chung của nhiều chị em. Điều trị thai ngoài tử cung chủ yếu là phẫu thuật để loại bỏ khối thai, người bệnh sẽ cần phải dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi hoàn toàn trước khi quyết định có thai tiếp. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để biết được thời điểm phù hợp nhất để có thể mang thai bình thường và trải qua một thai kỳ khỏe mạnh.

Vậy mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

[caption id="attachment_6176" align="aligncenter" width="500"] Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại là mối quan tâm chung của nhiều chị em.[/caption]

Sau mổ thai ngoài tử cung, nhiều người cố gắng để thụ thai lại trong khi đó nhiều trường hợp lại cảm thấy sợ hãi và cảm thấy cần có nhiều thời gian để hồi phục về cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Theo tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia y tế, người bệnh nên chờ khoảng 3 tháng hoặc 2 chu kỳ kinh nguyệt đầy đủ trước khi cố gắng để thụ thai. Về mặt thống kê, cơ hội mang thai thành công trong tương lai là rất tốt, khoảng 65% phụ nữ mang thai khỏe mạnh trong vòng 18 tháng sau khi mổ thai ngoài tử cung. Một số nghiên cứu cho thấy con số này tăng lên khoảng 85% trong vòng 2 năm.  Khả năng thụ thai có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng vòi trứng.

Nên làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh sau mổ thai ngoài tử cung?

[caption id="attachment_6177" align="aligncenter" width="500"] Ngay cả khi đã có "tin vui", chị em vẫn phải cẩn thận và theo dõi sát sao để đảm bảo thai kỳ bình thường.[/caption]

Trước hết người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể trở lại khỏe mạnh hoàn toàn. Trong thời gian này cũng nên giữ tâm trạng thoải mái, không suy  nghĩ nhiều về vấn đề con cái. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng về dưỡng chất kết hợp với luyện tập thể dục, thể thao vừa phải.
Lưu ý rằng những người có tiền sử mang thai ngoài tử cung có nguy cơ gặp lại tình trạng này cao hơn so với người bình thường. Do đó phải đặc biệt cẩn thận và theo dõi sát sao kể cả khi đã có “tin vui” để đảm bảo rằng thai kỳ phát triển bình thường. Siêu âm là một trong những cách tốt nhất để kiểm tra xem liệu thai đã di chuyển vào tử cung hay chưa. Phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung có thể thực hiện siêu âm sớm từ tuần thứ 6 để kiểm tra túi thai và nhịp tim sớm.
Tất cả thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh sau mổ thai ngoài tử cung cần tái khám định kỳ theo chỉ định và tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết thời điểm có thể cố gắng để thụ thai phù hợp nhất. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điên thoại 0904 97 0909 hoặc 1900 558 896 
Coi thêm ở : Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh