Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn cách chữa viêm thanh quản ở bà bầu

Viêm thanh quản là căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu với sức đề kháng thấp rất dễ bị viêm thanh quản. Dưới đây là những hướng dẫn chữa viêm thanh quản cho bà bầu các mẹ có thể tham khảo.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống  góp phần rất quan trọng trong việc chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết để các mẹ bầu có sức khỏe tốt và khả năng phòng chống bệnh cao. Trong thời kỳ mang thai nếu bị viêm thanh quản, các mẹ bầu cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng  của mình để đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.

Viêm thanh quản là căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng

Các mẹ bầu có thể bổ sung vitamin C từ các loại rau xanh và trái cây tự nhiên như cam, quýt, dứa, bưởi, sữa chua… để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời các mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, chống nhiễm trùng và làm trơn cổ họng, dây thanh. Một ly nước chanh mật ong vào mỗi buổi sáng là cách cung cấp vitamin C rất hiệu quả cho các mẹ bầu.

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu

Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tái tạo các tế bào mới chống lại các tế bào viêm nhiễm tốt hơn. Nghỉ ngơi cũng là cách giúp các mẹ bầu quên đi đau đớn ở cổ họng một cách tốt nhất. Ngược lại, việc căng thẳng, lo âu hay stress sẽ khiến cho cơ thể bị kích thích hơn, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, thực quản gây ảnh hưởng đến dây thanh quản của mẹ bầu.

Nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý là phương pháp chữa viêm thanh quản rất hữu hiệu

Áp dụng cách chữa viêm thanh quản bằng nguyên liệu tự nhiên

Song song với việc ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, các mẹ có thể kết hợp với việc áp dụng những cách chữa viêm thanh quản an toàn cho bà bầu nhờ các nguyên liệu thiên nhiên dưới đây:

  • Uống sữa hạnh nhân trứng vào buổi sáng: Các mẹ hãy đánh đều 5 lòng trắng trứng với 1 cốc sữa hạnh nhân, thêm một chút đường rồi làm nóng lên để uống vào buổi sáng. Với phương pháp này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng và phục hồi dây thanh cho người bệnh.

Bổ sung nước cho cơ thể cũng là cách chữa viêm thanh quản rất hiệu quả

  • Uống nước ép/sinh tố trái cây, rau củ: Ngoài việc uống nhiều nước, mẹ bầu cũng nên sử dụng các loại nước ép trái cây, sinh tố để tăng cường thêm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nước ép cà rốt, nước ép bông cải xanh, hỗn hợp nước ép chanh, cam  hay chanh gừng và mật ong sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong những trường hợp mẹ bầu bị viêm thanh quản.
  • Uống nước giá đỗ: Giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát và làm dịu cổ họng, chữa viêm thanh quản  rất tốt nên các mẹ có thể đem giá đỗ rửa sạch rồi nấu với nước để uống trong ngày.

Trên đây là một số cách chữa viêm thanh quản ở bà bầu các bạn có thể tham khảo, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và có hướng xử trí kịp thời. Bởi lẽ, mang thai là khoảng thời gian khá nhạy cảm, bất cứ một tác động nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Nếu các bạn vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với Đặt lịch bác sĩ để được tư vấn cụ thể, chi tiết.

The post Hướng dẫn cách chữa viêm thanh quản ở bà bầu appeared first on Đặt lịch bác sĩ Online.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...