Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

2 loại rau người bệnh sỏi thận cần tránh

Rau củ quả là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, cung cấp vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên với những người có sỏi thận, việc lựa chọn rau xanh cần lưu ý để tránh làm bệnh nặng hơn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Một số loại rau giàu oxalat và kali có thể khiến tình trạng sỏi trầm trọng hơn, làm giảm hiệu quả điều trị. Các loại rau giàu oxalat Sỏi oxalat là loại sỏi phổ biến nhất ở các nước nhiệt đới như nước ta. Oxalat khi đi qua ruột sẽ kết hợp với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalat và được bài tiết trong chất thải. Khi có quá nhiều oxalat trong thận thì có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Oxalat thường kết hợp với canxi để tạo thành sỏi oxalat canxi. Chính vì thế cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa oxalat.   Một số loại rau củ có chứa oxalat là: cải bó xôi, các loại đậu, củ cải đường, dưa chuột, rau muống, củ cải đỏ, khoai lang, đậu cô ve, rau diếp cá, đậu bắp… Cần lưu ý củ cải đường, mặc dù loại củ

Những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận không thể bỏ qua

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không điều trị kịp thời, sỏi thận sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như giãn thận, ứ nước, viêm thận, viêm đường tiết niệu, suy thận, teo thận. Chính vì thế việc nhận biết các dấu hiệu cảnh báo để xử trí kịp thời sỏi thận là điều vô cùng cần thiết. Sỏi thận nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Sau đây là những biểu hiện của sỏi thận mà bạn cần lưu tâm: Đau, khó chịu ở vùng lưng hoặc vùng mạn sườn dưới Thông thường khi bị sỏi thận, người bệnh sẽ có những cơn đau, khó chịu ở bên hông. Cơn đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi. Nguyên nhân là do sỏi di chuyển gây ra sự cọ xát hoặc làm tắc nghẽn đường tiểu. Đau dữ dội ở thắt lung, hông là dấu hiệu cho thấy sỏi ở đài bể thận đang di chuyển xuống niệu quản. Tiểu nhiều, tiểu buốt Đi tiểu nhiều lần trong ngày dù lượng nước nạp vào cơ thể không thay đổi là một trong những dấu h

Chuyên gia căn dặn 7 lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận

Với người bệnh sỏi thận, bên cạnh việc điều trị bằng y tế tích cực theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố cần lưu ý để sớm loại bỏ sỏi. Sau đây là 7 nguyên tắc mà bất cứ ai có sỏi thận, sỏi tiết niệu cũng nên biết để ăn uống khoa học, lành mạnh, góp phần hỗ trợ điều trị sỏi đồng thời ngăn chặn tái phát hiệu quả. Uống nhiều nước Uống nhiều nước là cách đơn giản và hữu hiệu để ngăn chặn sỏi thận. Đây là điều quan trọng nhất mà ai cũng có thể thực hiện tốt trong 7 điều. Nên uống khoảng 2 – 2.5 lít nước/ngày, chia ra uống đều nhiều lần trong ngày. Những người làm việc thường xuyên trong môi trường nắng nóng, ra nhiều mồ hôi có thể uống nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất. Mách bạn một mẹo nhỏ để biết cơ thể có đủ nước hay chưa là hãy quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu trong, có màu trắng hoặc vàng nhạt chứng tỏ uống đủ lượng nước. Uống nhiều nước sẽ giúp làm giảm nồng độ các chất hóa học hình thành sỏi thận. Ăn ít đạm động vật Các nguồn thực phẩm giàu p

Vì sao nam giới dễ mắc sỏi thận hơn so với phụ nữ?

Bạn có biết theo ghi nhận của y học thế giới thì nam giới dễ bị sỏi thận gấp 4 lần so với chị em và nguy cơ này tăng lên rõ rệt ở nam giới từ 40 tuổi trở lên. Vì sao sỏi thận lại có “sự ưu ái” dành cho phái mạnh như vậy? Mời các bạn cùng tìm hiểu một số thông tin trong bài viết sau. Nguy cơ mắc sỏi thận ở nam giới cao gấp 4 lần so với phụ nữ. Trước hết phải khẳng định sỏi thận là bệnh lý rất phổ biến hiện nay và ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên nam giới lại là đối tượng có nguy cơ cao hơn cả. Lý do có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ về nghề nghiệp và thói quen ăn uống, sinh hoạt ở đàn ông. Điều kiện công việc Người có thói quen hay nhịn tiểu Những công việc mà nam giới chiếm số nhiều như lái xe đường dài, nhân viên văn phòng phải thường xuyên ngồi lâu dẫn tới thói quen nhịn tiểu, uống ít nước. Chính việc nhịn tiểu khiến thận tái hấp thu nước, làm giảm cảm giác khát, khiến cho việc đào thải các chất cặn bã giảm đi, tạo điều kiện cho việc hình thành sỏi. Làm việc tro

Đừng chờ sỏi thận gây đau mới điều trị

Sỏi thận thường tiến triển trong âm thầm nhất là ở giai đoạn đầu. Vì thế nhiều người bệnh chủ quan cho rằng sỏi chưa gây đau thì chưa cần phải điều trị. Tuy nhiên việc xem nhẹ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này sẽ dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc trong tương lai, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc. Tôi có sỏi thận nhưng không thấy đau Đây là câu hỏi mà bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc, Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) thường xuyên nhận được trong quá trình thăm khám và điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Theo lý giải của bác sĩ thì thường ở trong giai đoạn đầu, khi sỏi còn nhỏ, nhiều người bệnh không có bất cứ biểu hiện bất thường nào. “Có nhiều trường hợp tình cờ phát hiện có sỏi thận khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi siêu âm trong thăm khám, điều trị một bệnh lý nào khác”, bác sĩ Huyên chia sẻ. Sỏi thận còn nhỏ là thời điểm điều trị thuận lợi và dễ dàng nhất. Khi sỏi lớn lên người bệnh bắt đầu có các triệu c

Những yếu tố cần cân nhắc khi điều trị sỏi thận

Khi đã phát hiện có sỏi thận, bất cứ ai cũng mong muốn làm sạch sỏi càng sớm càng tốt. Tuy nhiên đừng vì quá lo lắng sợ hãi mà điều trị không đúng cách, làm theo những mách bảo vô căn cứ, không khoa học. Hãy bình tĩnh thăm khám với bác sĩ tiết niệu để được tư vấn cách điều trị cụ thể. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí của loại sỏi mắc phải mà phương pháp và thời gian điều trị sẽ khác nhau. Mời các bạn cùng tìm hiểu về các yếu tố này qua một số thông tin trong  bài viết sau. Kích thước và vị trí sỏi là những yếu tố quan trọng quyết định cách điều trị sỏi thận. Kích thước của viên sỏi Dựa vào kích thước của viên sỏi để xác định việc nó có thể tự đào thải tự nhiên (đi ra ngoài theo đường nước tiểu) hay phải can thiệp y tế. Nhìn chung những viên sỏi <4mm có thể tự đào thải ra ngoài bằng cách uống nhiều nước hàng ngày. Theo đó bệnh nhân sẽ mất trung bình khoảng 1 tháng để làm được việc này. Tuy nhiên cũng có trường hợp sỏi nhỏ nhưng bám chặt vào niêm mạc ống thận và không thể tự đào

4 hiều lầm “chết người” về căn bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu

Đây là những thông tin mà nhiều người đang hiểu sai về sỏi thận dẫn tới việc điều trị và phòng ngừa không đúng cách, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gây khó khăn trong xử lý sỏi. Ăn nhạt thì không bị sỏi Từ trước đến nay thói quen ăn mặn vẫn được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính gây ra sỏi thận, sỏi tiết niệu. Vì lẽ này mà nhiều người cho rằng chỉ cần ăn giảm mặn – ăn nhạt là sỏi sẽ không bao giờ tìm đến. Tuy nhiên sỏi thận, tiết niệu còn đến từ thói quen uống ít nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu của bệnh nhân không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn chứ không chỉ là do ăn quá mặn. Chỉ ăn nhạt là chưa đủ để phòng tránh căn bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Chỉ cần uống nhiều nước là có thể loại bỏ được sỏi Trên thực tế, để có thể loại bỏ sỏi, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ (uống thuốc hoặc tán sỏi) kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Theo lời khuyên của bác sĩ thì bệnh nhân sỏi thận nên uống nhiều nước, đảm bảo mỗi ngày

Vì sao sỏi thận gây đau đớn?

Một trong những đặc trưng thường gặp của sỏi thận là đau và khó chịu ở vùng thắt lung, hông. Nhiều người bệnh còn mô tả đau đến mức độ “đứng ngồi không yên”, ảnh hưởng đến học tập và công việc. Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin  trong bài viết sau để biết nguyên nhân vì sao sỏi thận lại gây khó chịu như vậy và cách xử trí đúng đắn theo tư vấn của chuyên gia. Người mắc sỏi thận thường hay gặp triệu chứng đau và khó chịu ở vùng thắt lưng, hông. Nguyên nhân sỏi thận thường gây đau Theo đó sỏi thận gây đau là do viên sỏi làm cản trở đường dẫn nước, tăng áp lực cho thận dẫn đến các cơn đau. Mặc dù ở ống thận không có các dây thần kinh cảm giác đau nhưng ở các mô xung quanh lại có. Khi ống thận phồng ra, chèn ép lên các mô này, kích hoạt dây cảm giác đau truyền tín hiệu. Hơn nữa khi viên sỏi cọ sát vào niêm mạc ống thận, gây tổn thương, gây viêm thì sẽ gây đau. Khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản (nối giữa thận, bàng quang) có đường kính rất hẹp trung bình chỉ khoảng