Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

Dễ sỏi thận vì lạm dụng vitamin C để tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

Trong mùa dịch Covid-19, rất nhiều người dân đã chủ động uống bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh. Tuy nhiên các bác sĩ cho biết việc lạm dụng vitamin C có thể ảnh hưởng tới chức năng của một số cơ quan trong cơ thể và tạo bệnh lý, trong đó phổ biến có sỏi thận. Lạm dụng vitamin C trong thời gian dài có thể dẫn tới nguy cơ mắc sỏi thận. Không nên sử dụng bừa bãi vitamin C Nhiều người nghĩ rằng việc bổ sung vitamin là vô hại, bao gồm cả vitamin C. Mặc dù vậy theo quan điểm của các bác sĩ, vitamin cho dù thừa hay thiếu đều không tốt. Chưa kể liều dùng ở mỗi người, nam – nữ, trẻ em – người lớn, người bình thường – người mắc bệnh…là hoàn toàn khác nhau. Sỏi thận là một trong những hệ quả của việc lạm dụng vitamin C trong thời gian dài. Nguyên nhân là do lượng vitamin C mà cơ thể hấp thu được sẽ được bài tiết trong  nước tiểu ở dạng oxalat. Oxalat và canxi kết hợp sẽ tạo thành những tinh thể nhỏ, về lâu dài trở thành sỏi thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng

Sỏi thận tác động đến cơ thể như thế nào?

Sỏi thận là loại sỏi thường gặp nhất ở đường tiết niệu. Bệnh thường biểu hiện trong âm thầm ở giai đoạn đầu nên nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan, tự ý mua thuốc uống, thậm chí là không quan tâm vì chưa thấy đau hay khó chịu. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, sỏi thận sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sỏi thận hình thành do sự kết tinh của một số thành phần trong nước tiểu. Biến chứng của sỏi thận Trước hết sự di chuyển của sỏi, đặc biệt là những sỏi có gai nhọn xù xì sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Chưa kể sỏi cọ xát vào đường niệu sẽ dẫn tới nguy cơ nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Nếu nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường t

Ngăn ngừa sỏi thận quay lại bằng chế độ ăn uống hợp lý

Một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của người bệnh sỏi thận là sỏi sẽ “tái xuất” sau khi điều trị thành công. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn được nguy cơ sỏi thận tái phát bằng cách xây dựng thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Uống nhiều nước là cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện để ngăn ngừa sỏi thận tái phát. Uống nhiều nước mỗi ngày Uống nước giúp bạn đi tiểu thường xuyên hơn, nước tiểu cũng ít tập trung các khoáng chất gây sỏi, khả năng các chất thải lắng xuống, liên kết với nhau tạo thành sỏi thận thấp. Lượng nước uống tùy thuộc vào cân nặng và mức độ ra mồ hôi của mỗi người. Trung bình mỗi ngày cần uống khoảng 2 – 2.5 lít nước để đảm bảo đủ cung cấp cho cơ thể. Ngoài ra bạn có thể dựa vào số lần đi tiểu và màu sắc nước tiểu để biết tình trạng bổ sung nước của bản thân. Nếu đi tiểu khoảng 4 – 6 lần/ngày và nước tiểu có màu vàng nhạt, trong thì có nghĩa là bạn đã uống đủ  nước. Hạn chế ăn muối Nồng độ natri trong nước tiểu ca

5 nguyên nhân khó tin nhưng có thể gây sỏi thận

Sỏi thận được hình thành bởi các chất khoáng có trong nước tiểu, lắng đọng lại lâu ngày kết tụ lại tạo thành sỏi. Sỏi thận do ăn mặn, uống ít nước, nhịn tiểu, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu oxalat…là thông tin nhiều người biết. Tuy nhiên trên thực tế còn có những nguyên nhân không ngờ khác cũng có thể dẫn tới căn bệnh này. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của sỏi thận mà bạn không thể ngờ tới. Thiếu canxi Thông tin này gây bất ngờ cho rất nhiều người, bởi từ trước đến nay việc tiêu thụ quá nhiều canxi được cho là tạo điều kiện hình thành sỏi. Thế nhưng không phải sỏi từ canxi là bạn không cần nạp canxi vào cơ thể. Chuyên gia cho biết khi cơ thể không đủ canxi thì hóa chất được gọi là oxalat sẽ kết hợp với canxi trong đường tiêu hóa và canxi trong nước tiểu để hình thành sỏi. Dùng thuốc đau nửa đầu Một  nghiên cứu rên tạp chí về bệnh sỏi thận của Mỹ năm 2006 cho biết thuốc topiramate (thường dùng trong điều trị chứng đau nửa đầu)  có thể làm tăng nồng độ pH có trong

Nên làm gì khi phát hiện có sỏi thận?

Là đất nước nằm trong “vành đai sỏi” của thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh sỏi thận tại Việt Nam ở mức cao. Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là phần lớn bệnh nhân sỏi thận chỉ tìm tới bác sĩ khi bệnh đã trở nặng, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải mổ rạch đau đớn mới có thể loại bỏ được sỏi. Vậy nên xử trí như thế nào khi phát hiện có sỏi thận để điều trị kịp thời và ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm của nó? Sỏi thận nếu không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thăm khám tại chuyên khoa tiết niệu càng sớm càng tốt Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện có sỏi thận là tìm tới các bác sĩ chuyên khoa về tiết niệu để được thăm khám cụ thể. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra, chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán, để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận khác nhau, tùy thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng sỏi. Nhìn chung càng xử lý s

Tự ý dùng thuốc nam điều trị sỏi thận có thể dẫn tới suy thận

Tìm đến ngay các bài thuốc làm tan sỏi là thói quen của rất nhiều người mắc sỏi thận ở nước ta hiện nay. Lý do là vì uống thuốc vừa đơn giản, rẻ tiền lại được giới thiệu là sỏi sẽ được loại bỏ nhanh chóng. Trong khi đó nếu phải phẫu thuật để lấy sỏi thì vừa đau đớn, mất nhiều thời gian để phục hồi lại tốn kém. Tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng “màu hồng”, việc tự ý điều trị bằng thuốc nam có thể dẫn tới hậu quả khó lường Tự ý sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc và chất lượng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Suy thận do uống thuốc nam sai cách Như đã đề cập ở phần mở đầu, có một số lượng không nhỏ người mắc sỏi thận tự ý uống thuốc hoặc mua thuốc nam từ các thầy lang để uống mà không qua bất cứ xét nghiệm gì cả. Tuy nhiên cần phải biết là thuốc nam không rõ nguồn gốc và chất lượng có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và thậm chí gây ra suy thận kèm theo suy gan, suy đa tạng. Cũng có trường hợp uống thuốc nam để tiểu ra sỏi nhưng khi thăm khám phát hiện k

Bổ sung vitamin, khoáng chất: coi chừng bị sỏi thận!

Việc sử dụng vitamin, khoáng chất để bổ sung những chất thiếu hụt trong cơ thể rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải cứ chăm chỉ uống thật nhiều là tốt, vì theo nghiên cứu khoa học, bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Việc bổ sung vitamin, khoáng chất không đúng cách có thể dẫn tới nguy cơ hình thành sỏi thận. Canxi Sỏi canxi oxalat là loại sỏi hay gặp nhất, chiếm khoảng 80 – 90% các trường hợp sỏi thận. Bình thường cơ thể đã đào thải oxalat qua nước tiểu (khoảng 45mg/ngày). Nếu cơ thể đào thải quá nhiều canxi, canxi sẽ kết hợp với oxalat trong nước tiểu tạo thành tinh thể và về lâu dài sẽ kết thành sỏi thận. Các viên uống bổ sung canxi sẽ làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu nhanh, cơ thể không hấp thụ hết sẽ đào thải canxi qua nước tiểu, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat. Tuy nhiên nếu bạn bổ sung canxi hữu cơ từ thực phẩm thì hoàn toàn ngược lại. Canxi hữu cơ trong thức ăn sẽ kết hợp

Quả măng cụt giúp ngăn chặn sỏi thận

Không chỉ là loại trái cây thơm ngon hấp dẫn, trong quả măng cụt còn có chứa thành phần hóa học giúp phòng ngừa sỏi thận. Đây là một nghiên cứu được các nhà khoa học công bố trên tạp chí Nature (Mỹ). Acide hydroxycitrique (AHC) chiết xuất từ măng cụt có thể ngăn chặn sự hình thành của tinh thể canxi oxalat. Chiết xuất AHC từ quả măng cụt và khả năng chống lại sự hình thành của sỏi thận Măng cụt là loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, được nhiều người ưa chuộng vì hương vị ngọt thơm. Măng cụt cũng nổi tiếng là rất tốt cho sức khỏe khi chứa đến hơn 80 loại vitamin. Mới đây các nhà nghiên cứu của Đại học Houston-Mỹ đã nghiên cứu thấy một chất hóa học chiết xuất từ quả măng cụt đó là acide hydroxycitrique (AHC). Chất này  có thể ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể canxi oxalate (loại sỏi thận thường gặp nhất) và giúp hòa tan chúng một cách hiệu quả. Những thử nghiệm đầu tiên đang được tiến hành tại phòng thí nghiệm. Lưu ý đây là những thông tin tham khảo, người bệnh sỏi thận cần th

5 triệu chứng cảnh báo sỏi thận cần chú ý

Sỏi thận có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: giãn thận, ứ nước, viêm thận, viêm đường tiết niệu, suy thận, teo thận. Tìm hiểu về những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Người bệnh sỏi thận sẽ cảm nhận được những cơn đau, khó chịu ở bên hông hoặc vùng bụng dưới. Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở người bị sỏi thận. Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, khó chịu ở bên hông hoặc vùng bụng dưới, vì niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Do đó khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát khi di chuyển hoặc tắc nghẽn nước tiểu, dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi. Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt Đi tiểu nhiều lần dù lượng nước nạp vào cơ thể không thay đổi là một trong những dấu hiệu cảnh báo sỏi thận sớm nhất. Việc đi tiểu

Sỏi thận lâu năm nguy hiểm như thế nào?

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến ở nước ta với tỷ lệ người mắc bệnh ở mức cao, nằm trong “vành đai sỏi” của thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được những hệ lụy mà căn bệnh này gây ra cho sức khỏe để điều trị kịp thời.  Điều này dẫn tới thực trạng rất nhiều người có sỏi thận lâu năm mà không chữa, dẫn tới thận bị hủy hoại, thậm chí phải cắt bỏ thận hay chạy thận nhân tạo suốt đời. Những biến chứng của sỏi thận lâu năm Suy thận cấp và mạn tính Sỏi di chuyển trong thận gây cọ sát, dẫn tới tình trạng niêm mạc bị phù nề, viêm. Đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục. Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Chức năng thận bị giảm nếu có sỏi ở cả 2 bên thận, đặc biệt là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận. Suy thận cấp và mạn tính khiến chức năng thận suy giảm, người bệnh bắt buộc phải đi chạy thận. Việc chạ

Trẻ em có bị sỏi tiết niệu không?

Sỏi thận, sỏi tiết niệu là bệnh lý không hề “lạ lẫm” với người lớn. Vậy trẻ nhỏ liệu có nguy cơ mắc phải căn bệnh này hay không? Bài viết sau sẽ cung cấp tới quý phụ huynh một số thông tin cơ bản về vấn đề sỏi tiết niệu ở trẻ em, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh. Dù ít gặp nhưng trẻ em vẫn có nguy cơ mắc sỏi tiết niệu. Nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu ở trẻ Nhiều người vẫn nghĩ chỉ có người lớn mới mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu vì bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 35-60 tuổi. Nhưng trên thực tế, trẻ em cũng mắc bệnh này tuy nhiên ít phổ biến hơn. Dù ít gặp nhưng cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sỏi tiết niệu ở trẻ em sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có nhiều nguyên  nhân khác nhau gây ra sỏi tiết niệu ở trẻ, thông thường là do các bệnh về rối loạn chuyển hóa như: rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria),… Bên cạnh đó chế độ ăn uống kém lành mạnh cũng là một y