Chuyển đến nội dung chính

Chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật

Điều chỉnh chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật là rất cần thiết để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức lực, ngăn chặn các tác dụng phụ hay biến chứng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón tạm thời… Túi mật là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa, có chức năng dự trữ mật – một chất được gan tiết ra để tiêu hóa chất béo. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật được thực hiện khi sỏi mật gây viêm túi mật.

[caption id="attachment_7155" align="aligncenter" width="500"]chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật Điều chỉnh chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật sẽ giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe.[/caption]

Quy tắc chung về chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật

Theo tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, trong 2 tháng đầu sau phẫu thuật, chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật nên chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn ít chất béo, tăng cường tiêu thụ chất xơ. Sau khi cắt túi mật, mật sẽ được đổ trực tiếp từ gan xuống tá tràng. Thời gian đầu người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng… nhưng sau một thời gian thích nghi, tiêu hóa trở lại bình thường, sẽ không còn tình trạng này nữa.

Vì thế chế độ ăn uống cần một số điều chỉnh để cơ thể quen dần với tình trạng không có túi mật.

Ăn ít béo

Người bệnh sau mổ cắt túi mật nên duy trì một chế độ ăn ít chất béo, với khoảng 400 – 500 gram chất béo mỗi ngày. Thức ăn ít chất béo nói chung là những thực phẩm không chứa nhiều hơn 3 gam chất béo trong mỗi khẩu phần. Đặc biệt nên tránh xa các loại thực phẩm có chất béo no – được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật như da gia cầm, thịt, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa có chất béo. Người bệnh cũng nên tránh chất béo chuyển hóa – có nhiều trong thức ăn nhanh và đồ ăn sẵn. Chất béo chưa bão hòa lành mạnh được tìm thấy trong bơ, dầu ô liu, các loại hạt cây, cá (cá hồi, cá trích...).  Chất béo này có lợi với người bệnh sau cắt túi mật.

[caption id="attachment_7156" align="aligncenter" width="500"]chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật Chất béo chưa bão hòa lành mạnh được tìm thấy trong bơ, dầu ô liu, các loại hạt cây, cá (cá hồi, cá trích...) - tốt cho người bệnh sau mổ cắt túi mật.[/caption]

Tăng cường chất xơ

Tiêu chảy là tình trạng mà người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể gặp phải. Để cải thiện  hãy tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống bằng cách ăn ngũ cốc nguyên hạt (bột yến mạch, gạo lứt) cũng như hoa quả, rau và đậu. Lưu ý nên tăng dần mức tiêu thụ chất xơ lên từ từ để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Để đối phó với tiêu chảy, hãy tránh các loại thức ăn có chứa caffeine và nhiều gia vị, sẽ càng làm cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Ăn nhiều bữa nhỏ

Chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ngăn ngừa tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt là trong hai tháng đầu sau khi cắt bỏ túi mật. Ăn quá no, quá nhiều sẽ gây tiêu thụ kém và tiêu chảy.

 

 

Coi bài nguyên văn tại : Chế độ ăn cho người mổ cắt túi mật

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh