Xác định chính xác nguyên nhân gãy xương đòn là cần thiết để đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. Xương đòn còn gọi là xương quai xanh là xương dễ nhìn thấy nhất khi chúng ta mặc áo hở cổ vì nó nằm ngay dưới da. Gãy xương đòn gây đau đớn, khó chịu và hạn chế hoạt động của người bệnh, kéo theo nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Điều trị gãy xương đòn bao gồm phẫu thuật hoặc không phẫu thuật tùy trường hợp cụ thể.
[caption id="attachment_7308" align="aligncenter" width="500"] Có nhiều nguyên nhân gãy xương đòn khác nhau, chủ yếu là do chấn thương trong chơi thể thao.[/caption]
Các nguyên nhân gãy xương đòn thường gặp
Phần lớn các trường hợp gãy xương đòn là do chấn thương. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị gãy xương đòn không liên quan đến chấn thương. Những người này thường có cấu trúc xương yếu bẩm sinh (nguyên nhân di truyền) hoặc do ảnh hưởng của căn bệnh nào đó như loãng xương hoặc ung thư.
Nguyên nhân gãy xương đòn ở trẻ sơ sinh
Gãy xương đòn sau sinh là một trong những biến chứng hay gặp nhất của sinh theo đường tự nhiên. Sau khi bé sinh, bác sĩ khám tầm soát và các nhân viên y tế chăm sóc sẽ phát hiện dấu hiệu không bình thường về hình thể của xương đòn, tiến hành thăm khám và chỉ định cách điều trị cụ thể. Gãy xương đòn của trẻ sơ sinh diễn tiến rất lành tính, khả năng phục hồi tốt.
Nguyên nhân gãy xương đòn trẻ em và thanh thiếu niên
Gãy xương đòn là loại gãy xương phổ biến nhất trong giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên. Nguyên nhân gây gãy xương đòn thường là do chấn thương khi chơi hoặc tham gia các môn thể thao.
Nguyên nhân gãy xương đòn ở người lớn và người cao tuổi
[caption id="attachment_7309" align="aligncenter" width="500"] Khi có dấu hiệu nghi ngờ gãy xương đòn, nên nhanh chóng tới bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.[/caption]
Gãy xương đòn ở người lớn cũng có thể xuất phát từ chấn thương trong chơi thể thao như ở trẻ em nhưng thường liên quan đến tai nạn và ngã xe. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có cơn động kinh có thể bị gãy xương đòn.
Chẩn đoán gãy xương đòn
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng xương đòn bị ảnh hưởng vì đau, sưng, biến dạng hoặc vết thương hở. Chụp X quang đươc thực hiện để xác định phạm vi của gãy xương đòn, vị trí và có chấn thương khớp hay không. Bác sĩ cũng có thể định chụp CT để có hình ảnh chi tiết hơn về xương đòn bị gãy.
Điều trị gãy xương đòn
Gãy xương đòn có nhiều mức độ khác nhau vì vậy phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào mức độ gãy.
Trường hợp xương đòn bị gãy không di lệch: người bệnh có thể được điều trị bằng các biện pháp như đeo đai xương đòn, sử dụng thuốc giảm đau kết hợp vật lý trị liệu.
Trường hợp xương đòn bị gãy có di lệch: phẫu thuật cố định xương đòn gãy bằng nẹp vít hoặc đinh.
Coi thêm ở : Nguyên nhân gãy xương đòn
Nhận xét
Đăng nhận xét