Chuyển đến nội dung chính

Cắt amidan sau bao lâu thì lành?

Cắt amidan sau bao lâu thì lành là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân sau khi tiến hành thủ thuật này. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn câu trả lời và một vài lời khuyên để vết cắt amidan nhanh chóng bình phục.

Cắt amidan bao lâu thì lành?

Thời gian bình phục sau phẫu thuật của mỗi người không giống nhau, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể trạng bệnh nhân, chế độ chăm sóc, kiêng khem hậu phẫu, yếu tố môi trường… Theo các chuyên gia, khoảng 80% bệnh nhân cắt amidan cần 3 ngày để vết thương nghỉ dưỡng. Lúc này bệnh nhân sẽ có hiện tượng sưng, phù nề, viêm nhiễm, khi nhai nuốt vô cùng khó khăn.

Sau 7-10 ngày, các triệu chứng trên sẽ dần biến mất và sau 2 tuần thì sẽ hết hoàn toàn. Như vậy, để bình phục sau vết mổ amidan, mỗi người cần khoảng 7 ngày, còn để bình phục hoàn toàn thì sẽ cần tới 3 tuần. Thời gian phụ thuộc vào những yếu tố như đã nêu ở trên.

Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đã áp dụng phương pháp cắt amidan bằng Plasma nên vết cắt sẽ ít đau đớn, nhanh hồi phục và ít biến chứng hơn.

Thời gian hồi phục sau cắt amidan tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Kiêng khem sau khi cắt amidan

Để vết cắt amidan nhanh hồi phục, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:

– Hạn chế nói to, nói nhiều, vận động mạnh để không làm tổn thương đến vết mổ.

– Sau phẫu thuật, người bệnh cần ăn thức ăn thanh đạm, mềm, lỏng chẳng hạn như cháo, súp… để vết mổ nhanh lành. Khoảng 3 tiếng đầu sau phẫu thuật, người bệnh chỉ nên uống sữa hoặc nước lạnh. Chế độ ăn của bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để vết thương mau lành hơn.

– Tăng cường thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật cũng là một phần thiết yếu giúp cho vết thương nhanh phục hồi.

– Giữ gìn vệ sinh rang miệng thật tốt để vết mổ không bị nhiễm trùng và lâu bình phục.

Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để vết cắt amidan nhanh lành.

Các lưu ý phòng viêm amidan

Viêm amidan là một bệnh rất dễ tái phát theo mùa, vì vậy, để phòng bệnh, các bạn nên làm theo một số lưu ý như sau:

– Hạn chế sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm… bởi đây là những yếu tố góp phần gây viêm amidan.

– Tránh ngồi điều hòa ở nhiệt độ thấp quá lâu. Nếu trời lạnh bạn cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng.

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng để không phát bệnh viêm amidan.

– Luôn duy trì chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn cay nóng.

– Nếu bạn bị viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, viêm họng… thì cần trị triệt để.

– Luôn giữ vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Không lạm dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh bởi nó có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cắt amidan và một vài biện pháp phòng bệnh. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì hoặc muốn phẫu thuật hãy liên hệ với Đặt lịch bác sĩ để được hỗ trợ.

The post Cắt amidan sau bao lâu thì lành? appeared first on Đặt lịch bác sĩ Online.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh