Chuyển đến nội dung chính

Xoắn tinh hoàn: Triệu chứng và cách điều trị

Xoắn tinh hoàn là căn bệnh gây nhiều đau đớn cho cánh mày râu. Tuy hiếm gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân xoắn tinh hoàn có thể bị hoại tử tinh hoàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn lại quanh trục dẫn đến máu không thể lưu thông đến nuôi tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, lứa tuổi nào.

Ngay khi bị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân cần được tháo xoắn kịp thời, nếu chậm trễ thì tinh hoàn sẽ bị tổn thương, có thể bị hoại tử, phải cắt bỏ và sau này không có con được nữa.

Xoắn tinh hoàn nếu không được cấp cứu kịp sẽ để lại biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia có rất nhiều nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn, chẳng hạn như:

– Trẻ bị xoắn tinh hoàn bẩm sinh

– Nhiệt độ vùng bìu tăng đột ngột từ 0,6-0,8C khiến chức năng tinh hoàn bị rối loạn và có thể bị xoắn thừng tinh.

– Các trường hợp tai nạn, va chạm mạnh gây vỡ tinh hoàn, đứt ống dẫn tinh, tổn thương niệu đạo… cuối cùng dẫn đến biến chứng xoắn tinh hoàn.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn sẽ vô cùng đau đớn.

Các bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn sẽ có những triệu chứng như sau:

– Bị đau đột ngột và dữ dội ở vùng bẹn, bìu. Những cơn đau sẽ khu trú hoặc lan dọc bẹn lên đến hố chậu khiến bệnh nhân không thể di chuyển cử động được.

– Bệnh nhân bị sưng đau ở vùng bìu, bẹn, da ửng đỏ nếu như không được cấp cứu kịp thời. Một hoặc cả hai bên tinh hoàn sẽ bị kéo lên cao, nếu dùng tay ấn vào vùng tinh hoàn sẽ thấy đau nhức dữ dội kéo dài.

– Ngoài ra, bệnh nhân sẽ buồn nôn, nôn, đau bụng. Các cơn đau ở tinh hoàn có thể hết đột ngột khi bệnh nhân thay đổi tư thế nằm khiến tinh hoàn được tháo xoắn.

Điều trị xoắn tinh hoàn

Khi có những triệu chứng nghi bị xoắn tinh hoàn như đã nêu trên bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện để thăm khám và điều trị khẩn cấp. Người bệnh không tự ý thực hiện tháo xoắn tại nhà, tránh để lại những biến chứng đáng tiếc.

Với các bệnh nhân có triệu chứng nghi bị xoắn tinh hoàn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phản xạ, xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm để đánh giá toàn bộ tình trạng xoắn.

Bác sĩ có thể tiến hành tháo xoắn bằng tay, nhưng phẫu thuật được khuyến cáo là phương pháp triệt để, hiệu quả hơn. Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn dễ thực hiện và tỷ lệ thành công cao. Bác sĩ sẽ rạch da bìu, tháo xoắn dây thừng tinh sau đó khâu tinh hoàn vào bìu để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị xoắn tinh hoàn hiệu quả.

Điều quan trọng nhất là bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn phải được cấp cứu kịp thời, càng sớm thì di chứng để lại càng thấp. Nếu làm phẫu thuật trước 6 giờ thì tỷ lệ thành công đạt 90-100%, từ 6-12 giờ tỷ lệ là 50% còn từ 12-24 giờ tỷ lệ chỉ còn 10%. Để lâu hơn thì nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn là rất cao.

Trên đây là một số thông tin về bệnh xoắn tinh hoàn, nếu  các bạn muốn biết thêm thông tin và đăng ký phẫu thuật thì hãy liên hệ với Đặt lịch bác sĩ để được hỗ trợ.

The post Xoắn tinh hoàn: Triệu chứng và cách điều trị appeared first on Đặt lịch bác sĩ Online.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh