Chuyển đến nội dung chính

Những điều cần chú ý về bệnh sỏi bàng quang

So với sỏi thận hay sỏi niệu quản thì sỏi bàng quang ít được chú ý hơn tuy nhiên chúng lại ẩn chứa những biến chứng nguy hiểm và khó lường nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Sỏi bàng quang thường gặp ở người trưởng thành, trong đó người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá cao. Tìm hiểu về căn bệnh này qua một số thông tin trong bài viết sau đây.
những điều cần chú ý về sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang nếu không phát hiện và chữa trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang được hình thành từ sự tích tụ của các khoáng chất. Đặc trưng của loại sỏi này là thường có hình tròn, ít khi xù xì góc cạnh.

Sỏi bàng quang có nguồn gốc khá đa dạng, có thể là từ sỏi thận, sỏi niệu quản (hoặc cả hai) rơi xuống. Khi sỏi đã xuống bàng quang, nếu là sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngoài khi đi tiểu tiện. Sỏi đã lớn rất khó đào thải theo nước tiểu mà sẽ nằm lại ở bàng quang, lâu ngày sẽ to dần lên do các cặn sỏi có sẵn ở bàng quang tiếp tục bám vào.

Một người bệnh có thể có một hoặc nhiều viên sỏi trong bàng quang. Kích thước mỗi viên cũng khác nhau, đôi khi chỉ nhỏ bằng hạt ngô, đốt ngón tay nhưng cũng có trường hợp to bằng quả trứng gà. Phân tích thành phần hóa học của sỏi bàng quang, các nhà khoa học nhận thấy chủ yếu là chất canxi và amoni – magiê – photphat hoặc photphat canxi hoặc oxalic hoặc xystin, nhưng thường là sỏi hỗn hợp và được bao bọc xung quanh bởi một lớp nhân tơ huyết – bạch cầu.

Nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hình thành của sỏi bàng quang, cụ thể như:

  • Do sự ứ đọng của nước tiểu trong bàng quang.
  • Sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản) rơi xuống.
  • Sử dụng một loại thuốc điều trị bệnh nào đó trong thời gian dài gây kết tủa, lắng đọng sỏi.
  • Sử dụng nhiều chất khoáng, canxi, photpho… nhưng lại uống ít nước.
  • Mắc một số bệnh nào đó ở bàng quang (túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng) hoặc cổ bàng quàng bị chít hẹp (ở nam giới, do u xơ tiền liệt tuyến, viêm tiềm liệt tuyến mãn tính đè vào cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu), chít hẹp niệu đạo, hoặc do có dị vật trong bàng quang, từ đó gây nên ứ đọng nước tiểu, ứ đọng cặn sỏi tạo thành sỏi.
  • Thường xuyên ngồi một chỗ, thường xuyên nhịn tiểu (nhân viên văn phòng, lái xe đường dài…), lười hoặc ngại uống nước, ăn rau, canh…

Triệu chứng của sỏi bàng quang

 Nhiều trường hợp có sỏi bàng quang không biết mình mắc bệnh, chỉ khi sỏi di chuyển gây đau hoặc tắc nghẽn dòng tiểu thì mới chú ý. Dưới đây là một số triệu chứng mà bạn cần chú ý để có thể phát hiện sớm sỏi bàng quang:

  • Đau bụng dưới, đau vùng hạ vị.
  • Nước tiểu có màu sẫm hoặc có lớp màng bọc.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Sốt nhẹ nếu bị nhiễm khuẩn.
  • Ở nam giới thường xuất hiện tình trạng đau ở dương vật.

Lưu ý các triệu chứng này của sỏi bàng quang rất dễ bị nhầm lẫn với u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang. Do đó tốt nhất người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

những điều cần chú ý về sỏi bàng quang

Biểu hiện của sỏi bàng quang rất dễ bị nhầm lẫn với u xơ tuyến tiền liệt, u bàng quang…do đó nên khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quan cho dù ở kích thước nào cũng đều nguy hiểm, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt, tránh để gặp phải những biến chứng sau:

  • Viêm nhiễm bàng quang do sỏi: sỏi to có thể làm tổn thương niêm mạc bàng quang. Khi co bóp, sỏi sẽ cọ xát nhiều lần vào niêm mạc gây viêm, loét và nhiễm khuẩn, thậm chí chảy máu. Viêm bàng quang cấp, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm mãn tính, từ đó có thể gây teo bàng quang hoặc rò bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục.
  • Viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận: việc điều trị các biến chứng này rất khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, thậm chí còn đe dọa tính mạng.
  • Ở nữ giới, biến chứng rò bàng quang, tầng sinh môn hoặc âm đạo khiến nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và gây nhiễm trùng.
  • Sỏi bàng quang to có thể gây bí tiểu hoàn toàn làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang, bàng quang căng phồng tạo nên “cầu bàng quang” trên xương mu.

Cách điều trị sỏi bàng quang

Khi sỏi còn nhỏ có thể dùng thuốc để làm tan dần sỏi, sỏi sẽ theo nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên với các trường hợp sỏi đã to, người bệnh cần phải tìm đến các phương pháp ngoại khoa như tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi bàng quang.

Hiện tại điều trị sỏi bàng quang bằng tán sỏi nội soi được rất nhiều người ưa chuộng và đánh giá cao. Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp sỏi bàng quang điều trị nộ soi khoa không hiệu quả, sỏi có kích thước nhỏ hơn 3cm.

Trong tán sỏi, người bệnh không có bất cứ vết mổ nào cả,bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua niệu đạo vào bàng quang. Qua ở ống nội soi, bác sĩ sẽ quan sát và tìm kiếm các viên sỏi trong bàng quang, sau đó tán vụn chúng bằng năng lượng laser hoặc que tán siêu âm. Các mảnh sỏi đã vỡ vụn được gắp ra ngoài bằng rọ hoặc kìm gắp sỏi.

Người bệnh sau tán sỏi nội soi rất ít đau, thời gian phục hồi nhanh, sau điều trị khoảng 3 – 6 tiếng đã có thể ngồi dậy ăn nhẹ. Phương pháp điều trị này cũng được đánh giá là có tỷ lệ biến chứng thấp, an toàn.

những điều cần chú ý về bệnh sỏi bàng quang

Tán sỏi nội soi là cách điều trị sỏi bàng quang được đánh giá tối ưu vì ít đau, sạch sỏi nhanh chóng, người bệnh mau phục hồi, sớm ra viện.

Tán sỏi nội soi ở đâu Hà Nội?

Tán sỏi nội soi điều trị sỏi bàng quang ở Bệnh viện Thu Cúc nhiều năm qua là lựa chọn của đông đảo người dân Thủ đô. Với sự hỗ trợ toàn diện từ bệnh viện, hàng ngàn bệnh viện đã xóa sạch sỏi bàng quang một cách êm ái, nhanh chóng và rất an toàn.

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, tận tình với từng bệnh nhân: có thể kể đến như Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Trưởng khoa Ngoại) – tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực ngoại khoa tiết niệu. Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm, nổi tiếng trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật mới ít xâm lấn, giúp việc điều trị trở nên êm ái, ít đau, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Sau tán sỏi, bác sĩ sẽ thường xuyên thăm khám và kiểm tra hàng ngày để đảm bảo người bệnh phục hồi tốt, xử lý ngay nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường.
  • Đi bệnh viện mà thoải mái như nghỉ dưỡng: bệnh nhân tán sỏi nội soi ở Bệnh viện Thu Cúc lúc nào cũng cảm thấy thoải mái như đang đi nghỉ dưỡng nhờ hệ thống phòng bệnh sạch đẹp, tiện nghi và sự chăm sóc tuyệt vời của đội ngũ điều dưỡng viên. Bệnh nhân “tay không” đi mổ vì được bệnh viện cung cấp đầy đủ đồ dùng cần thiết. Về vấn đề ăn uống, bệnh viện có bếp ăn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Chỉ cần người bệnh yêu cầu, đồ ăn sẽ được mang tới tận giường.
  • Điều dưỡng tận tình chăm sóc như người nhà: thường xuyên túc trực bất kể đêm hôm để chăm sóc cho người bệnh. Đều đặn mỗi ngày điều dưỡng sẽ tới thăm khám, hướng dẫn và nhắc nhở cách ăn uống, sinh hoạt để giúp mau phục hồi sức khỏe.
  • Chi phí phải chăng, công khai rõ ràng: trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chi phí điều trị cụ thể là bao nhiêu. Khi bệnh nhân đồng ý bệnh viện sẽ sắp xếp lịch theo mong muốn. Đặc biệt bệnh viện cũng áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ. Khách hàng được hưởng tối đa quyền lợi theo đúng quy định.

Gọi ngay 1900 5588 96 để được tư vấn và đặt lịch tán sỏi nội soi điều trị bệnh sỏi bàng quang nhanh chóng, êm ái!

Cách phòng tránh sỏi bàng quang 

Bởi vì nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang thường liên quan đến ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Do đó để ngăn chặn hình thành sỏi, hàng ngày bạn nên uống đủ nước (1,5 – 2,0 lít/ngày), bao gồm cả nước có trong thức ăn, rau, canh, củ, quả và không được nhịn tiểu.

Ngoài ra nên thường xuyên vận động cơ thể bằng nhiều hình thức như tập thể dục, đi bộ, bơi… Tránh ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian quá lâu. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm và đặc biệt là đi khám ngay khi có các rối loạn tiểu tiện như đái rát, đái buốt…

The post Những điều cần chú ý về bệnh sỏi bàng quang appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh