Chuyển đến nội dung chính

Từ A đến Z về sỏi thận

Năm 2009 các bác sĩ Hungary đã thực hiện ca phẫu thuật phức tạp để loại bỏ 1 cục sỏi thận khổng lồ có kích thước tương đương quả dừa (gần 1.2 kg) trong cơ thể một người đàn ông. Mức độ “khủng khiếp” của sỏi cùng việc điều trị rất khó khăn trong câu chuyện này giúp chúng ta phần nào nhận thức được sự nguy hiểm của loại sỏi này. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bạn sẽ gặp phải những biến chứng khó lường cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu khái quát về sỏi thận qua một số thông tin trong bài viết sau.
từ a đến z về sỏi thận

Sỏi thận là là đường tiết niệu nguy hiểm và phổ biến hiện nay.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là một khối tinh thể cứng do các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết tạo thành sỏi. Bệnh thường gặp, xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau, từ nhỏ đến khổng lồ như ví dụ nêu trên.

Nguyên nhân dẫn tới sự hình thành sỏi thận rất đa dạng:

  • Sử dụng thuốc không đúng cách: uống thuốc không theo chỉ dẫn, sai liều lượng khiến cơ thể không hấp thụ được thành phần của thuốc gây lắng cặn và tích tụ thành sỏi.
  • Ăn nhiều muối, dầu mỡ: đồ ăn chứa nhiều muối, dầu mỡ gây tăng lượng tuần hoàn máu tới cầu thận và tăng lượng cholesterol trong dịch mật khiến thận phải làm việc quá sức, dẫn tới sự hình thành sỏi.
  • Uống ít nước: khiến nước tiểu lưu trữ và trở nên đậm đặc, chất lắng cặn tăng lên dễ tạo sỏi.
  • Hay bị mất ngủ: khi chúng ta ngủ, mô thận sẽ có thời gian tự tái tạo tổn thương. Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên, chức năng này sẽ không được thực hiện, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Bỏ bữa sáng: túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn. Do đó nếu không ăn sáng, mật sẽ không đủ thức ăn để tiêu hóa. Dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột lâu hơn, cholesterol từ mật sẽ tiết ra và hình thành sỏi mật.

Triệu chứng của sỏi thận

từ a đến z về bệnh sỏi thận

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ sỏi thận, cần đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Những dấu hiệu nhận biết sỏi thận sớm bạn cần lưu ý:

  • Đau lưng, đau mạn sườn: dấu hiệu chung của những người bị sỏi thận là đau ở mạn sườn và lưng, ngay dưới xương sườn nơi có thận.
  • Nước tiểu có mùi hôi: thường có nước tiểu đục và có mùi hôi, hăng do chứa nhiều chất độc và hòa chất.
  • Tiểu nhiều, tiểu buốt: đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của sỏi thận. Đi tiểu buốt là do viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.
  • Đi tiểu ra máu: xảy ra khi sỏi thận di chuyển gây trầy xước lớp màng phía bên trong thận, mô máu sẽ trộn lẫn với nước tiểu. Đây là dấu hiệu cảnh báo hết sức nguy hiểm, vì thế khi thấy nước tiểu có màu đỏ, nâu hoặc hồng thì cần đi khám ngay.
  • Buồn nôn và ói mửa: vì dây thần kinh trong thận và đường ruột có liên quan tới nhau. Khi sỏi gây tắc nghẽn ở thận có thể tác động tới đường tiêu hóa khiến bạn buồn nôn và ói mửa.
  • Sốt và cảm giác ớn lạnh: sỏi thận khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới tình trạng sốt và ớn lạnh.

Sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận nếu không điều trị sẽ dẫn tới các biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng đường tiểu: sỏi di chuyển gây cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lan tỏa ở vùng hông và thắt lưng, tiểu ra máu… dẫn đến nguy cơ niêm mạc phù nề, sưng viêm là điều kiện giúp vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường niệu.
  • Tắc đường tiểu: làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường niệu, kể cả đài thận.
  • Ứ nước: thận ứ nước dễ chuyển thành ứ mủ làm hủy hoại nhu mô thận, gây suy thận cấp hoặc mạn tính.
  • Suy thận cấp: nhiễm khuẩn nặng dẫn đến những những hậu quả nghiêm trọng như suy thận, thậm chí có thể phải cắt bỏ thận nếu thận mủ toàn diện.
  • Suy thận mạn: khi bị sỏi thận, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần mô thận, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc này, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp tốn kém để duy trì sự sống như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
  • Vỡ thận: rất hiếm gặp, xảy ra khi thận bị ứ nước, vách thận mỏng.

Khám và chẩn đoán sỏi thận như thế nào?

Nếu không muốn gặp phải những biến chứng nguy hiểm này, nên thăm khám ngay khi nghi ngờ bị sỏi thận. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X quang và siêu âm bụng.

từ a đến z về sỏi thận

Tán sỏi nội soi qua da giúp loại bỏ hoàn toàn sỏi thận nhanh chóng, ít đau, mau phục hồi sức khỏe.

Cách điều trị sỏi thận

Việc lựa chọn phương pháp điều trị sỏi thận tùy thuộc vào các yếu tố: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…

Những trường hợp sỏi nhỏ (<5 cm) hoặc chưa có biến chứng, người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc). Tuy nhiên với sỏi đã có kích thước lớn thì người bệnh phải tìm đến các phương pháp can thiệp ngoại, phẫu thuật nội soi và mổ mở. Phương pháp mổ mở khá đơn giản nhưng tỷ lệ biến chứng sau mổ cực kỳ cao và bệnh nhân mất nhiều thời gian để phục hồi.

Sự xuất hiện của phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da trong những năm gần đây đã giúp bệnh nhân có cơ hội xóa bỏ hoàn toàn sỏi thận một cách êm ái, nhanh chóng hơn. Cụ thể:

  • Ít đau: vì bác sĩ chỉ cần tạo một vết rạch nhỏ, kích thước chỉ 0.5 cm ở vùng lưng để tạo một đường hầm vào đến thận nơi có sỏi, sau đó tán vụn sỏi bằng sóng siêu âm hoặc laser. Các mảnh vụn sỏi sẽ được gắp hoặc hút ra ngoài. Trong khi đó, nếu lựa chọn mổ mở, người bệnh không chỉ bị đau đớn do vết mổ dài mà còn có thể gặp phải các biến chứng sau mổ như chảy máu, nhiễm trùng…
  • Xử lý sạch sỏi thận 100%, không lo bị sót sỏi: tán sỏi thận qua da cho phép kiểm tra toàn bộ các đài bể thận và niệu quản. Mổ thông thường và tán sỏi ngoài cơ thể không thể lúc nào cũng khống chế được tình trạng sót sỏi.
  • Khả năng bảo toàn thận cao: trước đây có nhiều trường hợp vì sỏi nằm ở vị trí “hiểm” như ở giữa quả thận, người bệnh có thể sẽ phải mổ mở để cắt bán phần hoặc toàn bộ quả thận. Tán sỏi thận qua da giúp người bệnh bảo toàn được quả thận nguyên vẹn.
  • Ít gây ảnh hưởng đến thận: tán sỏi thận qua da hầu như không tác động gì đến chức nặng thận. Ngược lại với mổ mở, nếu phải mổ mở lấy sỏi san hô, thận có nguy cơ bị tổn thương do vết rạch trên nhu mô thận. Cụ thể ảnh hưởng của tán sỏi thận qua da đến chức năng thận là 1%, trong khi đó nếu dùng phương pháp mổ mở lấy sỏi san hô thì có thể làm mất vĩnh viễn chức năng thận từ 20 – 30%.
  • Hạn chế tối đa các biến chứng sau mổ so với mổ thông thường, giảm tối đa tình trạng nhiễm trùng sau mổ so với mổ mở.
từ a đến z về sỏi thận

Người bệnh tán sỏi thận qua da tại Bệnh viện Thu Cúc được chăm sóc như người nhà, đi mổ mà thoải mái như đi nghỉ dưỡng.

Tán sỏi thận qua da ở Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 

Người bệnh sau tán sỏi qua da ở Bệnh viện Thu Cúc không chỉ được điều trị triệt để sỏi thận mà còn được hưởng chế độ chăm sóc như người trong nhà với:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tận tình với từng bệnh nhân. Đặc biệt có thể kể đến  Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Trưởng khoa Ngoại) – tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực ngoại khoa tiết niệu. Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm, nổi tiếng trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật mới ít xâm lấn, giúp việc điều trị trở nên êm ái, ít đau, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Sau tán sỏi, bác sĩ sẽ thường xuyên thăm khám và kiểm tra hàng ngày để đảm bảo người bệnh phục hồi tốt, xử lý ngay nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường.
  • Đi mổ thoải mái như nghỉ dưỡng: hệ thống phòng bệnh sạch đẹp, đầy đủ tiện nghi: tivi, tủ lạnh, điều hòa, nhà vệ sinh khép kín, wifi phủ sóng toàn bệnh viện. Về vấn đề ăn uống, bệnh viện có bếp ăn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Chỉ cần người bệnh yêu cầu, đồ ăn sẽ được mang tới tận giường.
  • Đi mổ “tay không: không cần mang theo đồ đặc lỉnh kỉnh vì bệnh nhân sẽ được cung cấp đầy đủ đồ dùng cá nhân cần thiết. Phòng bệnh được vệ sinh thường xuyên, chăn, ga, gối được giặt sạch, thay mới mỗi ngày.
  • Không cần người nhà phải chăm bệnh: vì mọi việc đều đã có các điều dưỡng viên chuyên nghiệp hỗ trợ. Mỗi giường bệnh đều có gắn hệ thống chuông báo, chỉ cần bấm chuông là điều dưỡng sẽ xuất hiện, xử lý ngay khi có vấn đề. Hàng ngày điều dưỡng sẽ tới thăm khám, hướng dẫn và nhắc nhở cách ăn uống, sinh hoạt để giúp mau phục hồi sức khỏe.
  • Chi phí phải chăng, công khai rõ ràng: trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chi phí điều trị cụ thể là bao nhiêu. Khi bệnh nhân đồng ý bệnh viện sẽ sắp xếp lịch theo mong muốn. Đặc biệt bệnh viện cũng áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ. Khách hàng được hưởng tối đa quyền lợi theo đúng quy định.

Gọi ngay 1900 5588 96 để được tư vấn và đặt lịch tán sỏi qua da điều trị sỏi thận êm dịu, nhanh chóng! 

The post Từ A đến Z về sỏi thận appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh