Chuyển đến nội dung chính

Xem cách xóa tan sỏi tiết niệu êm ái, nhanh chóng

Sỏi tiết niệu là tên gọi chung của 3 loại sỏi khác nhau cùng nằm trong hệ tiết niệu là: sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang. Dù là loại sỏi nào thì việc điều trị càng sớm càng tốt khi phát hiện là điều vô cùng cần thiết. Bởi vì các bệnh này gây ra nhiều biến chứng nặng nề như ứ nước, ứ mủ, suy thận, nhiễm trùng, thậm chí tử vong và rất dễ tái đi tái lại. Cùng tìm hiểu một số thông tin khái quát về sỏi tiết niệu qua bài viết sau đây.
xem cách xóa tan sỏi tiết niệu êm ái, nhanh chóng

Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang được gọi chung là sỏi tiết niệu.

Nguyên nhân gây sỏi tiết niệu

Về căn bản, sỏi hình thành khi các chất khoáng trong nước tiểu kết tinh và lắng đọng lại. Khi sỏi thành viên, chúng sẽ di chuyển theo đường đi của nước tiểu và neo đậu ở các cơ quan trở thành sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:

  • Sử dụng thuốc không đúng liều khiến cơ thể không hấp thụ hết các thành phần của thuốc, gây lắng cặn và tích tụ thành sỏi.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: làm cho tổ chức thận bị tổn thương, niêm mạc bàng quang, niệu quản, niệu đạo bị viêm rất dễ gây lắng đọng canxi, oxalate tạo nên sỏi.
  • Mắc phải một số bệnh như tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (nam giới), dị dạng đường tiểu, u đường tiết niệu, bệnh tiểu khung (phụ nữ) cũng gây nên hiện tượng lắng đọng nước tiểu do chèn ép, từ đó dễ hình thành sỏi tiết niệu, nhất là các trường hợp sự lắng đọng nước tiểu gây nhiễm trùng tiết niệu.
  • Thói quen ít uống nước khiến nước tiểu lưu trữ và trở nên đậm đặc, chất lắng cặn tăng lên dễ tạo sỏi.

Biến chứng nguy hiểm của sỏi tiết niệu

Ở mức độ nhẹ, sỏi tiết niệu sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau thắt lưng, rối loạn tiểu tiện (đái rắt, són, buốt).

Ở mức độ nặng, sỏi thận có thể rơi xuống niệu quản khiến người bệnh gặp phải những cơn đau dữ dội, đột ngột, cấp tính gọi là cơn đau quặn thận, nhiều trường hợp phải cấp cứu. Ngoài ra sỏi còn có thể làm tổn thương niệu quản gây chảy máu hoặc bị nhiễm trùng ngược dòng gây viêm thận ứ mủ.

Tại niệu quản, sỏi làm tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu dẫn tới giãn niệu quản, dãn đài, bể thận đe dọa gây suy thận. Một khi đã bị suy thận thì việc điều trị rất khó khăn, giai đoạn cuối của suy thận, người bệnh phải chạy thận nhân tạo hay thậm chí là ghép thận.

Tại bàng quang, kích thước của sỏi sẽ càng ngày càng to do lắng đọng các chất cặn gây viêm bàng quang và viêm ngược dòng lên thận. Sỏi bàng quang đi qua niệu đạo, nếu kích thước lớn hoặc ghồ ghề sẽ mắc kẹt ở niệu đạo. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn khiến người bệnh không thể đi tiểu được, phải đi cấp cứu.

xem cách xóa tan sỏi tiết niệu êm ái, nhanh chóng

Sỏi tiết niệu nếu không điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây đe dọa tính mạng.

Cách điều trị sỏi tiết niệu

Tùy vị trí, kích thước của viên sỏi mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau.

I. Sỏi Thận 

Với các trường hợp sỏi thận còn nhỏ, kích thước dưới 5mm và chưa gây biến chứng, bệnh nhân thường được điều trị nội khoa (dùng thuốc). Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Với các trường hợp sỏi lớn hơn 5mm trở lên hoặc đã điều trị nội khoa nhưng không có kết quả, bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại khoa. Trước đây để loại bỏ được sỏi, bệnh nhân sẽ phải mổ mổ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng tỷ lệ biến chứng sau mổ rất cao, bệnh nhân đau đớn và cần nhiều thời gian để phục hồi. Với sự phát triển của y học hiện đại, các phương pháp can thiệp ngoại khoa mới ra đời đã giúp người bệnh có thể loại bỏ được sỏi thận một cách êm ái, nhanh chóng, an toàn hơn. Hiện tại ở Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, hai phương pháp ngoại khoa điều trị sỏi thận sau đang được áp dụng phổ biến:

Mổ nội soi tán sỏi thận qua da: chỉ cần tạo một vết rạch nhỏ, kích thước 0.5 cm ở vùng lưng để tạo một đường hầm vào đến thận nơi có sỏi, sau đó tán vụn sỏi bằng sóng siêu âm hoặc laser. Các mảnh vụn sỏi sẽ được gắp hoặc hút ra ngoài. Sau mổ, người bệnh hầu như không thấy sẹo, ít đau, thời gian nằm viện chỉ từ 24 – 36 giờ, ít gây ảnh hưởng đến thận, tỷ lệ biến chứng cực thấp và nguy cơ tái phát là rất nhỏ.

Mổ nội soi tán sỏi thận ống mềm: phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi. Sau tán sỏi, người bệnh sẽ không có vết mổ, nhanh phục hồi, có thể ra viện trong vòng 24h, bảo toàn được chức năng thận, an toàn, ít biến chứng.

xem cách xóa tan sỏi tiết niệu êm ái, nhanh chóng

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser ít đau, mau phục hồi, có thể ra viện sau 24h, an toàn, ít biến chứng.

II. Sỏi niệu quản

Với sỏi nhỏ, dưới 6mm và chưa gây biến chứng, bệnh nhân có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu sỏi to, gây biến chứng thì điều trị ngoại khoa là phù hợp nhất. Những năm gần đây, phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser được đánh giá là tối ưu nhất. Trong phương pháp này, ống soi sẽ được đưa từ niệu đạo vào bàng quang đến niệu quản, tiếp xúc trực tiếp với viên sỏi. Sau đó dùng nguồn năng lượng laser bắn vụn sỏi.

Tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser ở Bệnh viện Thu Cúc đã giúp hàng ngàn bệnh nhân thoát bệnh nhanh chóng và êm ái. Sau mổ, bệnh nhân hầu như không đau, không có vết mổ vì phẫu thuật theo đường nước tiểu, 3 – 6 giờ sau mổ có thể ăn nhẹ, 24h có thể ra viện, an toàn, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

III. Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang khi còn nhỏ có thể dùng thuốc để làm tan dần sỏi, sỏi sẽ theo nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên với các trường hợp sỏi đã to, người bệnh cần phải tìm đến các phương pháp ngoại khoa.

Tương tự như với sỏi niệu quản, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser cũng là cách điều trị sỏi bàng quang tối ưu nhất hiện nay. Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp sỏi bàng quang dùng thuốc nhưng không hiệu quả, sỏi có kích thước > 1cm.

Người bệnh sau mổ rất hài lòng vì không có sẹo mổ, không đau, mau phục hồi, sau 24h có thể ra viện, tỷ lệ biến chứng thấp, an toàn.

“Khắc tinh” của các loại sỏi tiết niệu

xem cách xóa tan sỏi tiết niệu êm ái, nhanh chóng

Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thận tiết niệu – Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên.

Sỏi tiết niệu không khó chữa nhưng nhiều người chữa mãi không khỏi. Nguyên nhân là do điều trị không đúng cách. Phần lớn mọi người có tâm lý chỉ muốn dùng thuốc vì đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu sỏi đã lớn thì bắt buộc phải áp dụng các phương pháp tán sỏi, phẫu thuật…mới có thể loại bỏ hoàn toàn sỏi.

Để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tới bệnh viện để được khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng sỏi.

Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) là một trong những tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực thận tiết niệu ở Việt Nam. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ được mệnh danh là “khắc tinh” của những viên sỏi tiết niệu. Trong quá trình công tác của mình, bác sĩ nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng, có thể kể đến như: Phó chủ tịch hội thận tiết niệu phía Bắc; Tổng thư ký hội thận học tiết niệu Hà Nội; Trưởng khoa Phẫu thuật Tiết niệu – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn…

Không đơn giản chỉ là loại bỏ sỏi, bác sĩ Huyên còn tích cực tìm tòi và áp dụng các công nghệ hiện đại để mang lại cho người bệnh cách điều trị êm ái, ít đau, hạn chế xâm lấn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhất có thể.

Tâm niệm xem bệnh nhân như người nhà, bác sĩ luôn cố gắng tạo cho người bệnh cảm giác an tâm, thoải mái nhất trong quá trình điều trị, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.

Miễn phí khám tiết niệu với chuyên gia duy nhất trong ngày 29/03

Tưng bừng khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cơ sở 2 tại 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội, tất cả các khách hàng khi thăm khám tại đây sẽ được:

  • Miễn phí khám với chuyên gia thận tiết niệu Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên.
  • Tặng 30% phí xét nghiệm.
  • Tặng 10% tiền công phẫu thuật nếu khách hàng có chỉ định phẫu thuật đặt cọc ngay trong ngày.

Ưu đãi chỉ duy nhất trong ngày 29/03/2019 tại Bệnh viện Thu Cúc cơ sở 2 ở 216 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Ngoài ra còn rất nhiều phần quà hấp dẫn khác: giảm 40% các gói khám sức khỏe, gói tầm soát ung thư; Giảm 20% các gói thai sản; Giảm 30% dịch vụ nội soi dạ dày đại tràng không đau…Đặc biệt bạn được tham gia vào chương trình bốc thăm trúng thưởng với tỷ lệ trúng là 100%. Tổng giá trị các phần quà lên tới 1.5 tỷ đồng.

Với diện tích cực lớn, lên đến hơn 7000 mét vuông, không gian tiện nghi hiện đại, đội ngũ Giáo sư bác sĩ giỏi đáp ứng năng lực khám tới 1000 lượt khách/ngày – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cơ sở 2 sẽ là địa chỉ tuyệt vời để khách hàng có thể đặt trọn niềm tin, an tâm về sức khỏe. Gọi 1900 5588 96 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhanh chóng.

The post Xem cách xóa tan sỏi tiết niệu êm ái, nhanh chóng appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh