Sỏi san hô điều trị thế nào là thắc mắc của nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hậu quả của căn bệnh này rất lớn khi sỏi lấp đầy các đài bể thận gây ứ nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng niệu dẫn đến phá hủy dần nhu mô thận. Nhiễm trùng có thể làm cho viêm đài bể thận, thận ứ mủ hay áp – xe quanh thận. Vì vậy, tìm hiểu về cách điều trị bệnh là vô cùng cần thiết.
Điều trị nội khoa – dùng thuốc
Sỏi san hô là dạng sỏi do nhiễm trùng. Vì vậy, điều trị nội khoa thường dùng kháng sinh để phòng ngừa viêm đài bể thận cấp và nhiễm trùng hệ thống. Nhờ vậy có thể ức chế vi khuẩn phát triển. Thuốc kháng sinh có thể giúp thu nhỏ kích thước sỏi.
Một số loại thuốc có tác dụng ức chế men urease như Acetohydroxamic acid (AHA) có tốc độ bài tiết qua thận cao, thâm nhập vào thành của tế bào vi khuẩn, có tác dụng ức chế men urease, cải thiện nồng độ kiềm trong nước tiểu. Hoặc dùng thuốc giúp acid hóa nước tiểu như amonium choloride….
Phẫu thuật hoặc tán sỏi qua da
Những yếu tố nào hỗ trợ hiệu quả cho điều trị?
Chế độ ăn uống phù hợp là một yếu tố hỗ trợ rất hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh sỏi thận nói chung và sỏi san hô nói riêng. Cụ thể, người bệnh nên ăn nhạt, ăn ít thịt, ít dầu mỡ và các loại thực phẩm chứa nhiều oxalate như đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…
Bên cạnh đó, nếu cần phẫu thuật để điều trị, người bệnh nên lựa chọn bệnh viện có chuyên khoa Ngoại uy tín, có các bác sĩ giỏi và thiết bị tốt. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu chữa sỏi thận ngày càng tăng, bệnh viện Thu Cúc đã trang bị hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam, cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, giúp mang lại hiệu quả điều trị cao.
The post Sỏi san hô điều trị thế nào? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét