Chuyển đến nội dung chính

Tại sao không được sử dụng vitamin trước khi phẫu thuật?

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tuân thủ một số yêu cầu để đảm bảo an toàn, giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng trong quá trình điều trị. Cụ thể người bệnh sẽ phải tạm ngừng sử dụng một số loại vitamin và chất bổ sung nhất định khoảng vài tuần trước khi vào phòng mổ. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể.

tại sao không được sử dụng vitamin trước khi phẫu thuật

Người bệnh thường được yêu cầu tạm ngừng sử dụng một số loại thuốc, bao gồm cả vitamin trước khi phẫu thuật.

Vậy vì sao không được sử dụng vitamin trước khi phẫu thuật?

Sau đây là lý giải của bác sĩ về vấn đề vì sao bệnh nhân phải tạm ngừng sử dụng vitamin hoặc các chất bổ sung trước khi phẫu thuật.

Tương tác với thuốc

Nguyên nhân khiến bác sĩ thường yêu cầu người bệnh ngừng dùng vitamin trước khi phẫu thuật là nguy cơ tương tác thuốc. Trong và sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ tiếp nhận một số loại thuốc như thuốc gây tê, gây mê, thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh. Một số vitamin có thể làm thay đổi hiệu quả của các loại thuốc này. Ví dụ, vitamin B-6 có thể can thiệp vào chức năng của kháng sinh. Vì thế việc bổ sung vitamin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Gây chảy máu

Vì tác động của một số loại vitamin tới quá trình chảy máu và đông máu của cơ thể mà người bệnh không được sử dụng vitamin trước khi phẫu thuật. Ví dụ, vitamin E có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng trong liều lượng lớn.

tại sao không được sử dụng vitamin trước khi phẫu thuật

Vitamin có thể tương tác với các loại thuốc sử dụng trong và sau phẫu thuật, dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý

Khi bác sĩ hỏi về các loại thuốc hiện đang sử dụng, người bệnh nên cung cấp đầy đủ thông tin, bao gồm cả vitamin, thực phẩm chức năng hay thảo dược. Đừng nên giấu giếm, điều này có thể dẫn tới các biến chứng không mong muốn trong và sau khi phẫu thuật.

Một số điều cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật

  • Cần vệ sinh sạch sẽ chiều hôm trước mổ, vệ sinh vùng mổ và tắm rửa sạch vùng mổ tốt nhất với xà phòng sát khuẩn. Hiện nay, trong các tài liệu nước ngoài việc cạo lông hạn chế thực hiện, thay vào đó là việc làm vệ sinh với dung dịch sát khuẩn.
  • Với các trường hợp mổ trĩ, cần làm sạch ruột tối hôm trước và sáng hôm mổ trĩ. Với mổ đại tràng, nguyên tắc là đảm bảo sạch phân đại tràng nên người bệnh cần thực hiện thụt tháo theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Về ăn uống, người bệnh thường nhịn ăn tối thiểu 8 giờ trước mổ, ngưng uống tối thiểu trước 4 giờ.
  • Bệnh nhân cố gắng ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái, nên có người nhà bên cạnh động viên.

The post Tại sao không được sử dụng vitamin trước khi phẫu thuật? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...