Chuyển đến nội dung chính

Bệnh học sỏi niệu quản

Bài viết “Bệnh học sỏi niệu quản” dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về bệnh lý sỏi niệu quản cho mọi người. Người bệnh sỏi niệu quản cần tìm hiểu để có kiến thức về bệnh lý, cũng như hướng điều trị và cách đề phòng bệnh lý nguy hiểm này xảy ra.

Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mới mắc hàng năm là 81,3 – 300/100.000 nam giới và 29,5 – 100/100.000 nữ giới (tuỳ theo từng nghiên cứu) với xu hướng ngày càng gia tăng. Trong sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản thường gặp đứng hàng thứ 2 sau sỏi thận, chiếm khoảng 1/3 số bệnh nhân đến khám bệnh về sỏi tiết niệu.

Sỏi niệu quản là bệnh gì?

Khi sỏi thận bị mắc kẹt tại niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) thì được gọi là sỏi niệu quản. Sỏi niệu quản là những chất rắn được cấu tạo từ muối và khoáng chất trong nước tiểu kết tinh lại với nhau để tạo thành viên sỏi. Sỏi niệu quản thường gây ra những cơn đau bụng co thắt dữ dội một bên hông lưng (cơn đau quặn thận) và làm người bệnh phải đi cấp cứu.

Trong hệ tiết niệu, hình ảnh sỏi niệu quản được mô tả là sỏi xuất hiện ở vùng niệu quản của cơ thể. Cơ quan này có cấu tạo là một đường dài khoảng 25 – 28 cm, đường kính trung bình 5mm. Sỏi có thể nằm ở đoạn 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới của niệu quản, nhưng sỏi 1/3 dưới có tỷ lệ cao nhất. Sỏi có thể kết hợp với sỏi ở nhiều vị trí khác của đường tiết niệu.

Số lượng thường là 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành một chuỗi sỏi. Đoạn niệu quản có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn niệu quản trên dãn to, đoạn niệu quản dưới teo nhỏ, chít hẹp…

Hình ảnh mô tả sỏi niệu quản trong hệ tiết niệu.

Hình ảnh mô tả sỏi niệu quản trong hệ tiết niệu.

Sỏi niệu quản cản trở lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng gây thận giãn ứ nước, nhanh chóng làm giảm – mất chức năng thận bên có sỏi, cũng như biến chứng viêm bể thận – thận dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn đe doạ tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi niệu quản

Có rất nhiều những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản, như:

– Dị dạng niệu quản bẩm sinh: một số dị dạng niệu quản như: niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… là các yếu tố làm dễ cho sự ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể để kết tụ thành sỏi.

– Tăng canxi máu: canxi máu tăng cao khiến canxi niệu cũng tăng

– U ở tuyến cận giáp làm rối loạn chuyển hóa canxi hoặc có thể do viêm nhiễm mãn tính…

– Nước tiểu bị bão hòa về muối canxi: Tình trạng nước tiểu bị quá bão hòa về muối canxi do tăng hấp thu canxi ở ruột hoặc tăng tái hấp thu canxi ở ống thận. Xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy canxi niệu tăng rất cao.

– Giảm citrat niệu: Citrat niệu có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ kali máu thì thường citrat niệu giảm, khi đó nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi tạo điều kiện kết tinh thành sỏi niệu quản.

– Nước tiểu bị quá bão hòa về oxalat: Thức ăn chứa nhiều oxalat hoặc trong trường hợp ngộ độc vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng này. Ở người bị viêm ruột, cắt một phần ruột non, người có rối loạn men chuyển hóa ở gan do di truyền cũng thường thấy tăng oxalat niệu và dễ có sỏi oxalate.

– Sỏi thận: Sỏi niệu quản do sỏi từ thận rơi xuống là nguyên nhân phổ biến nhất chiếm khoảng 80% các trường hợp

– Hậu quả của các bệnh lý khác như: bệnh gout, bệnh tuyến giáp,lao, giang mai

– Tổn thương niệu quản do các thủ thuật, phẫu thuật khác gây nên.

– Chế độ ăn uống: thói quen uống ít nước cộng với môi trường sống nóng bức cũng là nguy cơ gây sỏi niệu, bổ sung dư thừa vitamin C…

Triệu chứng bệnh sỏi niệu quản

Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản sẽ có những triệu chứng dưới đây:

Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản sẽ có các triệu chứng: đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu,..

Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản sẽ có các triệu chứng: đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu,..

Đau: là dấu hiệu, triệu chứng nổi bật nhất của bệnh sỏi niệu quản. Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với biểu hiện: đau xuất hiện đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục không có tư thế giảm đau.

Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt: người bệnh có thể cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu đục, có mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều, nên lưu ý khi sốt kèm rét run. Trường hợp này đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Tiểu máu: có thể tiểu máu vi thể phát hiện qua soi cặn lắng nước tiểu hay tiểu máu đại thể có thể phát hiện bằng mắt thường nước tiểu màu như nước rửa thịt.

Biến chứng của bệnh sỏi niệu quản

Viêm, nhiễm khuẩn niệu quản: Sỏi di chuyển trong niệu quản làm tổn thương niêm mạc niệu quản. Việc không điều trị kịp thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển có thể gây viêm.

Ứ nước tại thận, niệu quản: Khi sỏi nằm ở niệu quản, sỏi sẽ làm tắc đường dẫn nước, hậu quả là nước bị ứ lại tại vị trí phía trên của viên sỏi (ứ nước ở thận và phần niệu quản phía trên viên sỏi). Nếu tắc nghẽn hoàn toàn niệu quản, bể thận giãn to, sau 6 tuần nhu mô thận có thể sẽ không phục hồi.

Giãn thận: Nước ứ lại, gây giãn đài, bể thận, giãn niệu quản phần phía trên viên sỏi. Việc giãn thận kích thích làm tăng tiết Prostaglandin A2 – một chất gây co mạch thận nặng. Các rối loạn này gây thiếu máu, các tế bào cầu thận ngừng hoạt động.

Viêm bể thận cấp và mạn: Việc viêm niệu quản kéo dài, ổ viêm nặng và tình trạng ứ nước giúp cho vi khuẩn có cơ hội di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm bể thận cấp. Tình trạng viêm bể thận cấp tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm mạn. Viêm nhiều lần và kéo dài dẫn đến xơ hóa tổ chức kẽ thận gây giảm chức năng cô đặc của thận.

Suy thận cấp: Xảy ra khi sỏi gây tắc đường dẫn tiểu hoàn toàn cả 2 bên niệu quản.

Suy thận mạn: Tình trạng viêm bể thận, viêm thận mạn do sỏi kéo dài dẫn đến suy thận. Đây là biến chứng nặng nề nhất mà sỏi gây ra vì tế bào thận một khi đã bị xơ hóa thì không còn khả năng phục hồi.

Ngoài ra, bệnh sỏi niệu quản rất dễ tái phát. Nếu phát hiện sớm được sỏi niệu quản và có biện pháp xử lý kịp thời hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc. Tuy nhiên, người bệnh cần đề phòng bệnh tái phát bằng cách xử lý dứt điểm các nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu sỏi là do các bệnh toàn thân khác như: bệnh gout, cường tuyến cận giáp trạng, viêm lao, giang mai…thì cần chữa trị triệt để các bệnh này.

Chẩn đoán sỏi niệu quản

Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản cần được chẩn đoán kịp thời, tránh để tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh nhân mắc sỏi niệu quản cần được chẩn đoán kịp thời, tránh để tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe.

Chẩn đoán sỏi niệu quản cơ bản bao gồm các biện pháp: hỏi bệnh, diễn biến của cơn đau do sỏi (cơn đau quặn thận), khám vùng mạn sườn thắt lưng 2 bên, chụp X-quang hệ tiết niệu, siêu âm hệ tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn….

Nhờ vào tính chất cản quang của sỏi mà có khoảng 90% sỏi niệu quản phát hiện được trên phim X-quang tiết niệu thường quy. Những trường hợp khó cần phải kết hợp với các biện pháp khác như chụp thận thuốc tĩnh mạch, chụp bể thận niệu quản ngược dòng, chụp cắt lớp vi tính, thậm chí có thể nội soi niệu quản để chẩn đoán.

Mục đích tối hậu của điều trị sỏi niệu quản là loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (viên sỏi, tình trạng viêm dính quanh niệu quản do sỏi…), tái lập lưu thông bình thường của đường dẫn niệu để bảo vệ chức năng thận, điều trị biến chứng và điều trị dự phòng các biến chứng có thể xảy ra của tắc nghẽn niệu quản do sỏi.

Điều trị sỏi niệu quản như thế nào?

Khi sỏi mới hình thành, sỏi chưa gây triệu chứng và các biến chứng, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 năm. Giai đoạn này chưa có các triệu chứng hay triệu chứng rất mờ nhạt, người bệnh thường không để ý. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa (uống thuốc) có hiệu quản đến 80%. Tuy nhiên, thuốc chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi, không thể sạch tận gốc và dùng liên tục còn có thể làm tăng áp lực giải độc cho gan.

Trong khi đó, với sỏi có kích thước lớn hoặc gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Trước đây, để có thể tiếp cận với sỏi, bác sĩ sẽ phải mổ mở để lấy sỏi. Cách này tuy đơn giản nhưng người bệnh rất đau đớn, có sẹo xấu, mất nhiều thời gian để phục hồi.

Hiện tại, trong điều trị sỏi niệu quản, công nghệ tán sỏi đang được xem là phương pháp tiên tiến, tối ưu giúp người bệnh sạch sỏi hiệu quả, hạn chế xâm lấn, ít gây đau đớn, an toàn, thời gian phục hồi nhanh chóng; thậm chí còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị bệnh hơn phương pháp mổ mở.

Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bắc sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp với từng đối tượng như sau:

Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser tại Thu Cúc.

Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser tại Thu Cúc.

Tán sỏi ngoài cơ thể: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 trên và <1.5cm.

Tán sỏi ngoài cơ thể là dùng sóng xung kích hội tụ ở viên sỏi và làm tan thành những mảnh sỏi nhỏ rồi thải dần qua đường tiểu một cách nhẹ nhàng, không cần phải mổ, không đau đớn, sỏi được tán nhỏ nhờ nguồn năng lượng tia laser chỉ sau 30 – 45 phút, bệnh nhân có thể được ra viện luôn sau đó.

Tán sỏi qua da: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 trên và >1.5cm.

Tán sỏi nội soi qua da là tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận, hoặc vị trí có sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ và vụn sỏi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, xử lý sạch sỏi hoàn toàn, ít tổn hại đến chức năng thận.

Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 giữa, 1/3 dưới, có kích thước từ 0.6cm.

Tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser thực hiện theo đường dẫn nước tiểu, sỏi được tán thành những mảnh nhỏ sẽ theo đường tiểu đi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, không có các biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ sạch sỏi 100%. Người bệnh hầu hết có thể ra viện chỉ sau 24h. Phương pháp này cũng được đánh giá là rất an toàn, không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.

Biện pháp phòng tránh bệnh sỏi niệu quản

– Uống đủ nước, uống khoảng 2 -3 lít nước/ngày, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao

– Chế độ ăn hợp lý, tránh thức ăn quá nhiều canxi, protein, oxalat, purin, thức ăn mặn… Đặc biệt, bệnh rất dễ tái phát, bệnh nhân đã phẫu thuật phải chú ý chế độ ăn;

Uống đủ 2-3 lít nước mối ngày là biện pháp phòng tránh đầu tiên khỏi sỏi niệu quản

Uống đủ 2-3 lít nước mối ngày là biện pháp phòng tránh đầu tiên khỏi sỏi niệu quản

– Tuyệt đối không nén nhịn khi buồn đi tiểu. Trường hợp có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu dắt nên dùng sớm các loại lợi tiểu như râu ngô, mã đề…).

– Người dân sống ở vùng núi, đá vôi nên đun sôi nước trước khi sử dụng. Cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh, điều trị kịp thời tránh các biến chứng.

– Khi người bệnh có những dấu hiệu như đau âm ỉ vùng thắt lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu… cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Tại sao nên lựa chọn điều trị sỏi niệu quản tại Thu Cúc?

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu trong điều trị các bệnh lý sỏi – tiết niệu hiện nay, và đang áp dụng rất thành công các phương pháp tán sỏi trong điều trị bệnh lý sỏi niệu quản.

Hiệu quả của các phương pháp tán sỏi trong điều trị bệnh lý sỏi niệu quản tại Thu Cúc đạt tới 99,9% sự phản hồi tốt từ khách hàng. Hầu hết các bệnh nhân đã từng điều trị tán sỏi tại Thu Cúc đều cảm thấy hài lòng về tình trạng bệnh của bản thân.

Ngoài ra, Thu Cúc được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để thực hiện tán sỏi niệu quản, vì những lý do ưu việt sau:

Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm: Khi điều trị sỏi niệu quản tại Bệnh viện Thu Cúc, bệnh nhân sẽ được Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên – Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Thu Cúc, một trong những chuyên gia hàng đầu miền Bắc, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sỏi -tiết niệu trực tiếp thăm khám và tán sỏi.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất miền Bắc trong điều trị các bệnh lý sỏi - tiết niệu.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất miền Bắc trong điều trị các bệnh lý sỏi – tiết niệu.

Hệ thống máy móc, trang thiết bị tân tiến, hiện đại: Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện top đầu được trang bị dàn máy tán sỏi công suất cao, giúp phá tan mọi loại sỏi. Đặc biệt, cung cấp hình ảnh sắc nét, định vị chính xác vị trí có sỏi.

Quy trình phục vụ khách hàng uy tín, chuyên nghiệp: Bệnh nhân khi thăm khám và điều trị ở Thu Cúc sẽ được chăm sóc chu đáo, tận tình như người nhà, tiếp đón từ cửa; sắp xếp lịch tán sỏi nhanh chóng mà không cần phải chờ đợi lâu.

Hệ thống phòng bệnh tiện nghi, hiện đại cùng không gian bệnh viện sang trọng, tạo cảm giác thoải mái hỗ trợ quá trình phục hồi. Sau khi tán sỏi niệu quản, bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1 ngày là có thể xuất viện.

Chi phí hợp lý: Chi phí tán sỏi niệu quản tại bệnh viện Thu Cúc cũng rất hợp lý, phù hợp với thu nhập của đại đa số người bệnh.

Ngoài ra, Thu Cúc còn áp dụng bảo hiểm y tế và liên kết với các hãng bảo hiểm bảo lãnh. Đặc biệt, từ tháng 7/ 2019, bệnh viện áp dụng chương trình thông tuyến bảo hiểm, BHYT trái tuyến hưởng 100% như đúng tuyến. Với những chính sách như trên sẽ giảm bớt một phần chi phí, giúp người bệnh an tâm điều trị hơn tại đây.

Để tìm hiểu về bệnh lý sỏi niệu quản và cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả, mời bạn liên hệ theo số 1900558896 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

The post Bệnh học sỏi niệu quản appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh