Khi sỏi thận bị mắc kẹt tại niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang) thì được gọi là sỏi niệu quản. Sỏi niệu quản thường gây ra những cơn đau bụng co thắt dữ dội một bên hông lưng (cơn đau quặn thận) và làm người bệnh phải đi cấp cứu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi, trong đó uống ít nước, tăng axit uric, nhiễm trùng tiểu, tăng canxi máu là những nguyên nhân thường gặp. Những viên sỏi niệu quản nhỏ có thể đi xuống bàng quang và đi tiểu ra ngoài mà không gây triệu chứng nào.
Tuy nhiên, những viên sỏi niệu quản có kích thước lớn hơn và nhiều góc cạnh có thể kẹt lại niệu quản và gây triệu chứng đau bụng hoặc thận ứ nước, bệnh để lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới người bệnh.
Sỏi thận xuống niệu quản có nguy hiểm không?
Sỏi niệu quản là bệnh lý rất dễ tái phát, có thể tiến triển nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Ứ nước tại thận gây giãn đài bể thận: Do sỏi chặn đường nước tiểu đi qua, nước tiểu không xuống được bàng quang để đào thải ra ngoài gây ra ứ nước tại thận, giãn đài bể thận làm ảnh hưởng tới chức năng thận.
Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi viên sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm với biểu hiện sốt cao rét run, hố thắt lưng căng đau.
Suy thận cấp: Xảy ra khi sỏi gây tắc hoàn toàn đường niệu quản gây ra triệu chứng vô niệu.
Suy thận mạn: Khi viêm đường tiết niệu xảy ra kéo dài gây ra suy thận mạn, các tế bào thận tổn thương không phục hồi.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm được sỏi niệu quản và có biện pháp xử lý kịp thời hoàn toàn có thể chữa sỏi tận gốc. Chính vì vậy, người bệnh cần đề phòng bệnh tái phát bằng cách xử lý dứt điểm các nguyên nhân gây ra bệnh bằng phương pháp điều trị ngoại khoa.
Điều trị sỏi sỏi niệu quản như thế nào?
Khi sỏi mới hình thành, sỏi chưa gây triệu chứng và các biến chứng, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 năm. Giai đoạn này chưa có các triệu chứng hay triệu chứng rất mờ nhạt, người bệnh thường không để ý. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa (uống thuốc) có hiệu quản đến 80%. Tuy nhiên, thuốc chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi, không thể sạch tận gốc và dùng liên tục còn có thể làm tăng áp lực giải độc cho gan.
Trong khi đó, với sỏi có kích thước lớn hoặc gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa. Trước đây, để có thể tiếp cận với sỏi, bác sĩ sẽ phải mổ mở để lấy sỏi. Cách này tuy đơn giản nhưng người bệnh rất đau đớn, có sẹo xấu, mất nhiều thời gian để phục hồi.
Hiện tại, trong điều trị sỏi niệu quản, công nghệ tán sỏi đang được xem là phương pháp tiên tiến, tối ưu giúp người bệnh sạch sỏi hiệu quả, hạn chế xâm lấn, ít gây đau đớn, an toàn, thời gian phục hồi nhanh chóng; thậm chí còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị bệnh hơn phương pháp mổ mở.
Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bắc sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp với từng đối tượng như sau:
Tán sỏi ngoài cơ thể: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 trên và <1.5cm.
Tán sỏi ngoài cơ thể là dùng sóng xung kích hội tụ ở viên sỏi và làm tan thành những mảnh sỏi nhỏ rồi thải dần qua đường tiểu một cách nhẹ nhàng, không cần phải mổ, không đau đớn, sỏi được tán nhỏ nhờ nguồn năng lượng tia laser chỉ sau 30 – 45 phút, bệnh nhân có thể được ra viện luôn sau đó.
Tán sỏi qua da: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 trên và >1.5cm.
Tán sỏi nội soi qua da là tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận, hoặc vị trí có sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ và vụn sỏi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, xử lý sạch sỏi hoàn toàn, ít tổn hại đến chức năng thận.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: chỉ định áp dụng trường hợp sỏi niệu quản: vị trí 1/3 giữa, 1/3 dưới, có kích thước từ 0.6cm.
Tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser thực hiện theo đường dẫn nước tiểu, sỏi được tán thành những mảnh nhỏ sẽ theo đường tiểu đi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, không có các biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ sạch sỏi 100%. Người bệnh hầu hết có thể ra viện chỉ sau 24h. Phương pháp này cũng được đánh giá là rất an toàn, không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận.
Tại sao nên lựa chọn điều trị sỏi niệu quản tại Thu Cúc?
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những bệnh viện TOP đầu miền Bắc trong điều trị các bệnh lý sỏi – tiết niệu hiện nay, và đang áp dụng rất thành công các phương pháp tán sỏi trong điều trị bệnh lý sỏi niệu quản.
Hiệu quả của phương pháp tán sỏi trong điều trị bệnh lý sỏi niệu quản tại Thu Cúc đạt tới 99,9% sự phản hồi tốt từ khách hàng. Hầu hết các bệnh nhân đã từng điều trị tán sỏi tại Thu Cúc đều cảm thấy hài lòng về tình trạng bệnh của bản thân.
Ngoài ra, Thu Cúc được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để thực hiện tán sỏi niệu quản, vì những lý do ưu việt như: Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm; hệ thống máy móc, trang thiết bị tân tiến, hiện đại; quy trình phục vụ khách hàng uy tín, chuyên nghiệp; chi phí hợp lý.
Đặc biệt, từ tháng 7/ 2019, bệnh viện áp dụng chương trình thông tuyến bảo hiểm, BHYT trái tuyến hưởng 100% như đúng tuyến. Với những chính sách như trên sẽ giảm bớt một phần chi phí, giúp người bệnh an tâm điều trị hơn tại đây.
Để tìm hiểu về bệnh lý sỏi niệu quản và cách điều trị sỏi niệu quản hiệu quả, mời bạn liên hệ theo số 1900558896 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
The post Sỏi thận xuống niệu quản có nguy hiểm không? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét