Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt là bệnh không nguy hiểm. Thế nhưng, khi bệnh đã gây ra một số triệu chứng và tác động ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì không thể chủ quan. Cụ thể, khi tuyến tiền liệt phì đại chèn ép vào niệu đạo, sẽ gây ra một số rối loạn tiểu tiện, biểu hiện với 2 hội chứng đặc trưng sau:
Hội chứng tắc nghẽn đường tiểu: Biểu hiện đi tiểu không hết bãi, nước tiểu còn ứ đọng trong bàng quang, tiểu tiện phải rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu chảy ra yếu, hay nhỏ giọt… Nặng hơn là gây bí tiểu hoàn toàn, cầu bàng quang.
Hội chứng kích thích: Người bệnh luôn có cảm giác buồn đi tiểu, đi tiểu không hết, dễ bị tiểu són, số lần đi tiểu tăng lên nhất là về đêm.
Ngoài ra, u xơ tiền liệt tuyến là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Bí tiểu cấp tính: Bí tiểu cấp tính gây đau đột ngột, không có khả năng đi tiểu. Khi gặp phải tình trạng này, bác sĩ sẽ phải đặt một ống (catheter) thông qua niệu đạo vào bàng quang, hoặc có thể mở thông bàng quang qua bụng dưới. Các loại ống thông cần sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Một số nam giới với bệnh phì đại tiền liệt tuyến sẽ phải yêu cầu phẫu thuật, hoặc các thủ tục khác để làm giảm bí tiểu.
Nhiễm trùng đường tiểu: tình trạng không thể tiểu được, nước tiểu trữ lâu ngày có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Một số nam giới phải phẫu thuật phì đại tiền liệt tuyến, cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt, để ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên.
Sỏi bàng quang: Đây là nơi có thể gây nhiễm trùng, kích thích bàng quang, máu trong nước tiểu và tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, thường gây ra do không hoàn toàn trống rỗng bàng quang, là nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang.
Bàng quang bị hư hại: Điều này xảy ra, khi bàng quang không rỗng hoàn toàn trong một thời gian dài. Thành của bàng quang giãn, suy yếu và không co đúng cách. Thông thường, các triệu chứng của tổn thương bàng quang có thể được cải thiện sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt, hoặc điều trị khác, nhưng không phải luôn luôn.
Vô sinh: dịch tuyến tiền liệt là bộ phận quan trọng của tinh dịch, khi tuyến tiền liệt mắc bệnh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến độ kết dính hay chất lượng của tinh dịch, từ đó có thể dẫn đến hiện tượng vô sinh.
Phì đại lành tính tuyến tiền liệt còn dẫn đến chứng viêm các tổ chức kết đế, khiến niệu đạo bị ách tắc, người mắc bệnh có thể xuất hiện triệu chứng viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn.
Thận bị tổn thương: Điều này là do áp lực cao trong bàng quang do bí tiểu, áp suất cao trực tiếp có thể gây hại cho thận, hay nhiễm trùng bàng quang rồi đến thận. Khi bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây ra tắc nghẽn thận, một tình trạng gọi là ứ nước thận. Kết quả là sưng phù các cấu trúc thu nước tiểu trong một, hoặc cả hai quả thận.
Triệu chứng phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Những dấu hiệu và triệu chứng của phì đại lành tính tiền liệt tuyến gây ra:
– Đi tiểu phải rặn, nước tiểu vẫn còn nhỏ giọt nhiều sau khi đã ngưng tiểu
– Có cảm giác mắc tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm
– Dòng nước tiểu yếu
– Cảm thấy tiểu không hết sau khi tiểu xong
– Cảm thấy buồn tiểu, mặc dù mới đi tiểu trước đó không lâu
– Vào ban đêm phải thức dậy để đi tiểu, tiểu thường xuyên, đột ngột buồn tiểu, thậm chí buồn tiểu không kiểm soát được.
Chẩn đoán phì đại lành tính tuyến tiền liệt
Ngoài thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán u xơ tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện: siêu âm, chụp X quang, xét nghiệm vi khuẩn học…Cụ thể:
- Siêu âm: cho phép đo các đường kính khác nhau của tiền liệt tuyến, sự phì đại của thành bàng quang trước và sau khi đi tiểu, tính được kích thước của u xơ. Siêu âm giúp đo thể tích cặn bàng quang. Ngoài ra, siêu âm còn có thể phát hiện được các biến chứng kèm theo như: sỏi, túi thừa, u bàng quang, thận và niệu quản giãn do ứ nước…
- Chụp X quang: phát hiện các bất thường về cấu trúc giải phẫu của đường tiết niệu do phì đại lành tính tiền liệt tuyến gây ra.
- Định lượng PSA (Prostate specific antigen) và PAP (Prostate acide phosphatase): PSA và PAP tăng trong ung thư tiền liệt tuyến nên chúng được sử dụng để chẩn đoán phân biệt giữa phì đại lành tính và ung thư tiền liệt tuyến.
- Xét nghiệm vi khuẩn học
- Cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ.
- Chụp niệu đạo ngược dòng
- Cho phép phát hiện hẹp niệu đạo.
- Các thăm dò niệu động học
- Sinh thiết
- Có thể dùng kim dưới hướng dẫn của siêu âm, trong trường hợp cần để chẩn đoán gián biệt với ung thư tiền liệt tuyến.
Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt như thế nào?
Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt sẽ phụ thuộc vào kích thước của tuyến tiền liệt, độ tuổi, sức khỏe tổng thể và mức độ khó chịu mà triệu chứng gây ra cho bệnh nhân sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Cụ thể:
Điều trị nội khoa
Các thuốc được sử dụng để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt phổ biến nhất hiện nay, thuộc nhóm ức chế alpha 1. Chúng có tác dụng làm giãn cơ trơn tuyến tiền liệt, giãn cơ thành mạch và cổ bàng quang. Từ đó, hỗ trợ làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tuyến tiền liệt gây ra.
Ngoài ra, còn một số thuốc khác như: các thuốc kháng androgen; ức chế men 5-alpha-reductase; finasteride (procascar) và dutasteride thường được dùng phối hợp với thuốc trên để làm giảm triệu chứng. Thuốc có tác dụng hạn chế những thay đổi nội tiết gây tăng trưởng tuyến tiền liệt, từ đó làm tuyến tiền liệt co lại, không gây phì đại.
Điều trị ngoại khoa
Trường hợp các loại thuốc trên nếu không cho hiệu quả trong việc điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, hoặc bệnh đã có các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật.
Đối với phẫu thuật phì đại lành tính tuyến tiền liệt, cắt đốt phì đại tuyến tiền liệt nội soi qua niệu đạo được xem là phương pháp tốt nhất trong điều trị u phì đại lành tính tuyến tiền liệt và đang được áp dụng rộng rãi . Thường chỉ định cho những khối u < 80g
Người bệnh sẽ được gây tê tủy sống. Bác sĩ phẫu thuật sau đó sẽ đưa dụng cụ nội soi vào tuyến tiền liệt qua niệu đạo để cắt khối u xơ thành những mảnh nhỏ, sau đó hút chúng ra ngoài qua ống nội soi.
Phẫu thuật nội soi cắt đốt phì đại tuyến tiền liệt qua niệu đạo có nhiều ưu điểm vượt trội: bệnh nhân không có vết mổ, cảm giác về mặt tâm lý, thẩm mỹ tốt; hậu phẫu thuật nhẹ nhàng ít đau, nhanh lấy lại vận động do đó tránh được các biến chứng do nằm lâu, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân chóng đi tiểu theo đường tự nhiên.
Các biện pháp phòng bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Từ 40 tuổi trở đi, nam giới bắt đầu có nguy cơ mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Vì vậy, các quý ông nên duy trì những thói quen tốt sau để tốt cho sức khỏe tuyến tiền liệt:
– Cố gắng đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu lâu
– Tập thói quen tiểu tiện đúng giờ, cho dù chưa buồn tiểu
– Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Lưu ý là nên hạn chế uống nước vào buổi tối, vì có thể gây đi tiểu đêm nhiều lần.
– Giữ chế độ sinh hoạt tình dục đều đặn
– Có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhiều rau xanh, trái cây; ăn nhiều món ăn làm từ đậu nành và đậu xanh.
– Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
– Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.
– Tập thể dục đều đặn
– Thận trọng khi sử dụng thuốc; nhất là một số loại thuốc có ảnh hưởng không tốt đến tiền liệt tuyến.
Để được tư vấn về bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt và phương pháp phẫu thuật nội soi cắt đốt phì đại tuyến tiền liệt qua niệu đạo tại Thu Cúc, hay cần đặt lịch khám, mời bạn liên hệ theo số 1900558896 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
The post Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét