Bệnh sỏi bàng quang có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bởi đây là căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành. Để có thêm kiến thức về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh sỏi bàng quang có nguy hiểm không
Khi bàng quang có sỏi và gây viêm nhiễm, người bệnh sẽ gặp phải hàng loạt triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu dắt thậm chí có máu. Sỏi bàng quang có thể gây nên chứng viêm bàng quang cấp hay mạn tính, teo bàng quang… ảnh hưởng cả tầng sinh môn hoặc âm đạo nếu chảy ngược dòng nước tiểu vào các cơ quan này làm nhiễm khuẩn hệ sinh dục khó điều trị. Do vậy, khi nhận thấy có bất thường hoặc nghi ngờ bị sỏi bàng quang, cần đi khám ngay để được điều trị sớm.
Có nhiều phương pháp điều trị sỏi bàng quang như giãn cơ trơn để sỏi được bài tiết ra ngoài. Nếu sỏi có kích thước lớn hơn có thể dùng máy tán sỏi hay dùng dụng cụ cơ học bóp nát sỏi trong bàng quang. Tuy nhiên, với những trường hợp sỏi quá lớn, cần can thiệp bằng phẫu thuật hoặc người bệnh bị hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang… thì phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất giúp loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.
Để phương pháp này mang đến hiệu quả tốt nhất, cần lựa chọn bác sĩ phẫu thuật giỏi, có trình độ chuyên môn cao. Qua hotline 0903 231 060, Đặt lịch bác sĩ có thể hỗ trợ tư vấn cho bạn về lựa chọn bác sĩ ngoại khoa của các bệnh viện lớn cùng phương thức thanh toán BHYT để ca phẫu thuật được chính xác và an toàn cũng như tiết kiệm chi phí điều trị.
Phát hiện sỏi bàng quang ngay từ sớm sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản hơn.
Dấu hiệu nhận biết sỏi bàng quang
- Người bệnh thường gặp phải những bất thường trong quá trình đi tiểu như đang tiểu dột nhiên tắc tia tiểu và đau dữ dội vùng hạ vị, khi thay đổi tư thế lại tiểu được.
- Tiểu dắt nhiều lần vào ban ngày khi cơ thể hoạt động nhiều khiến sỏi lăn trong bàng quang kích thích buồn tiểu. Khi nghỉ ngơi thì số lần đi tiểu cũng ít đi
- Đi tiểu khó khăn và buốt nhiều, cuối bãi có thể có lẫn máu
- Khi sỏi gây nhiễm khuẩn, người bệnh có thể sốt nhẹ
Sỏi bàng quang dễ bị nhầm lẫn với bệnh u bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, lao bàng quang… Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể phát hiện sỏi khi dùng ống thông sắt sẽ phát ra tiếng chạm sỏi. Ngoài ra, thăm khám trực tràng khi bàng quang hết nước tiểu cũng có thể sờ thấy sỏi to hay chụp X quang vùng hông chậu phát hiện hình ảnh sỏi bàng quang. Xét nghiệm nước tiểu cũng góp phần chẩn đoán và biến chứng nhiễm trùng.
Nếu còn thắc mắc nào ngoài bệnh sỏi bàng quang có nguy hiểm không, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
The post Bệnh sỏi bàng quang có nguy hiểm không appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét