Rách sụn chêm đầu gối là chấn thương thường gặp ở nhiều người. Ở mỗi mức độ bệnh khác nhau, người bệnh được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Vậy cách điều trị rách sụn chêm đầu gối như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin.
Cách điều trị rách sụn chêm đầu gối
Điều trị bảo tồn: Rách nhỏ ở ngoài bờ ngoại vi không gây đau hay ảnh hưởng đến chức năng đầu gối thì hầu như không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, ngay sau chấn thương, người bệnh cần chườm đá ngay, băng chun gối đồng thời hạn chế vận động để mau chóng hồi phục. Nếu đau và phù nề nhiều có thể dùng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid để cải thiện.
Phẫu thuật: Cắt toàn bộ hoặc một phần sụn chêm nếu rách ở vị trí vô mạch. Chỉ định khâu sụn chêm trong các trường hợp rách vùng mạch máu tiếp giáp với bao khớp, rách dọc dài.
Điều trị bằng phẫu thuật cần được thực hiện chính xác để mang đến hiệu quả phục hồi cũng như không ảnh hưởng đến chức năng xương khớp. hiểu được nhu cầu này, Đặt lịch bác sĩ đã xây dựng dịch vụ tư vấn hỗ trợ lựa chọn bác sĩ phẫu thuật giỏi tại các bệnh viện lớn. Chỉ cần liên hệ đến hotline 0903 231 060 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
Rách sụn chêm có thể dễ bị bỏ qua nếu không biết cách nhận biết. Do vậy, người bệnh nên chú ý các bất thường sau chấn thương để biết cách xử trí kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết rách sụn chêm đầu gối
Người bệnh có thể nghe thấy tiếng “nổ” khi sụn chêm bị rách. Ban đầu, có thể chưa gây sưng đau nhiều nhưng sau vài ngày, đầu gối sẽ sưng dần lên và mất linh hoạt. Một số triệu chứng thường gặp của rách sụn chêm là gối sưng đau. Hạn chế vận động khớp, kẹt khớp gối, có tiếng lục cục khi vận động, ấn vào khe khớp đau. Do vậy, nếu nghi ngờ gặp phải bất thường sau chấn thương, nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp xử trí phù hợp.
Rách sụn chêm đầu gối ở người trẻ thường xảy ra sau chấn thương thể thao, tai nạn giao thông. Ở người già, chủ yếu do thoái hóa khi vận động trong tư thế bất lợi có thể rách sụn chêm. Tình trạng này kèm theo bong và mòn sụn khớp. Do vậy, ngoài việc chú ý trong các hoạt động hàng ngày, hoạt động thể thao, người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày, tập luyện thường xuyên để hạn chế thoái hóa khi về già.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm để tầm soát nhiều bệnh lý trong cơ thể. Đây cũng là biện pháp hiểu quả giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp cũng như hạn chế tối đa tình trạng rách sụn chêm.
Nếu còn thắc mắc nào về cách điều trị rách sụn chêm đầu gối, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
The post Cách điều trị rách sụn chêm đầu gối appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét