Xương đòn nằm ngay dưới da nên chỉ cần gặp phải các chấn thương ở vùng vai là có thể bị tổn thương, thậm chí gãy. Tuy nhiên, chúng lại khá dễ liền và đôi khi có thể tự lành do vậy nhiều người đặt ra thắc mắc gãy xương đòn có phải phẫu thuật? Để có thêm thông tin về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Gãy xương đòn có phải phẫu thuật
Nhiều trường hợp xương đòn có thể tự lành mà không cần can thiệp bằng ngoại khoa như khi xương bị rạn, di lệch ít. Tuy nhiên, không phải tất cả các tổn thương ở vùng xương đòn đều giống nhau. Nếu xương di lệch nhiều, vỡ thành mảnh hay chọc vào đỉnh phổi, chọc vào hệ thống mạch máu, dây thần kinh bên dưới hay chọc ra ngoài da thì cần phải phẫu thuật để không gây nên các biến chứng nguy hiểm. Hay khi bị gãy hai xương đòn, có khả năng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp thì người bệnh cũng cần mổ.
Để quy trình phẫu thuật đạt hiệu quả chính xác và an toàn, người bệnh nên tìm đến các cơ sở uy tín hay lựa chọn bác sĩ phẫu thuật giỏi. Đáp ứng nhu cầu này, Đặt lịch bác sĩ đã xây dựng dịch vụ hỗ trợ tư vấn giúp người bệnh được thực hiện phẫu thuật bởi các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn. Chưa kể đến, Đặt lịch bác sĩ cũng tư vấn giúp bạn về chính sách bảo hiểm y tế để giảm thiểu chi phí điều trị thông qua hotline 0903 231 060.
Ngoài phẫu thuật, có một số phương pháp điều trị gãy xương đòn mà người bệnh nên tham khảo hoặc được hướng dẫn, chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
Các phương pháp điều trị gãy xương đòn không phẫu thuật
Điều trị bảo tồn là phương pháp khá phổ biến cho người bệnh gãy xương đòn. Phương pháp này chỉ định cho trường hợp xương đòn không di lệch hoặc di lệch nhỏ hơn 15mm. Có 2 phương pháp điều trị bảo tồn được sử dụng nhiều nhất là:
– Treo tay (Sling)
– Băng số 8 (Figure – 8 – bandage
Cả hai phương pháp này có hiệu quả gần như bằng nhau tuy nhiên treo tay sẽ giúp người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn. Lưu ý là chúng không cố định được ổ gãy sau khi đã nắn chỉnh do vậy người bệnh phải nằm bất động từ 2 – 6 tuần để xương dễ dàng liền lại. Không nên nâng tay cao quá đầu, chơi thể thao hay vận động nặng trong quá trình điều trị bảo tồn. Chỉ đến khi xương đã liền lại mới có thể tập luyện dần. Cần hạn chế tốt đa tái phát gãy xương đòn bằng cách chú ý hơn trong các hoạt động thường ngày, chơi thể thao vừa sức…
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhất là canxi, magie, phospho, các vitamin nhóm B… để xương nhanh liền và chắc khỏe hơn. Nếu còn thắc mắc nào về gãy xương đòn có phải phẫu thuật, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
The post Gãy xương đòn có phải phẫu thuật appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét