Gãy xương quai xanh là gì? Đây là chấn thương thường gặp ở những người ngã đập vai xuống đất. Khi có dấu hiệu bị gãy xương quai xanh, cần tới bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt, kéo dài lâu sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên xương quai xanh có đăc điểm là khá dễ lành, do đó người bệnh không cần quá lo lắng.
Vậy gãy xương quai xanh là gì?
Gãy xương quai xanh là tình trạng xương quai xanh bị gãy do một chấn thương nào đấy như:
- Chấn thương do tai nạn giao thông: chiếm hơn 50% nguyên nhân gây gãy xương nói chung.
- Chấn thương do tai nạn lao động.
- Chân thương do chơi thể thao: đá bóng, chạy nhảy, các môn thể thao mang tính đối kháng…
- Chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày: ngã, đánh nhau…
- Do bệnh lý: rất hiếm gặp.
Xương quai xanh hay bị gãy ở đoạn giữa, đôi khi có thể bị gãy ở 1/3 trong hay 1/3 ngoài, nhất là phía đầu ngoài xương quai xanh.
Triệu chứng khi bị gãy xương quai xanh
Xương quai xanh bị gãy sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất đau đớn. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác sau:
- Sưng hoặc đau xung quanh vùng bị thương.
- Bầm tím trên da.
- Chảy máu nếu đầu xương gãy đâm ra da.
- Tê nhói nếu các dây thần kinh ở cánh tay bị thương.
- Vai rũ xuống.
Trước khi tới bệnh viện điều trị, người bệnh có sự tìm kiếm sự trợ giúp từ xung quanh để cố định cánh tay bằng khăn, cố gắng hạn chế di chuyển cánh tay càng ít càng tốt.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau.
Điều trị gãy xương quai xanh
Việc điều trị gãy xương quai xanh còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Nếu gãy xương quai xanh mức độ nhẹ, xương không di lệch thì bệnh nhân có thể điều trị bằng các phương pháp như đeo đai xương quai xanh, vật lý trị liệu kết hợp với thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.
Nếu xương quai xanh gãy bị di lệch nhiều, gãy gây chèn ép dây thần kinh hoặc mạch máu thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật để chỉnh lại xương cho ngay ngắn, cố định xương gãy bằng nẹp vít hoặc đinh.
Biến chứng có thể gặp của gãy xương quai xanh
Gãy xương quai xanh mặc dù nhanh liền nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng như:
- Tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu: phần đầu xương đòn bị gãy lởm chởm có thể làm tổn thương dây thần kinh và các mạch máu gần đó.
- Xương chậm liền: các trường hợp gãy xương đòn nghiêm trọng có thể mất rất nhiều thời gian để liền lại.
- Viêm xương khớp: nếu vị trí bị gãy có liên quan tới khớp nối xương đòn với xương bả vai hoặc xương ức có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm xương khớp.
The post Gãy xương quai xanh là gì? appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét