Chuyển đến nội dung chính

Tổng hợp các bệnh tiêu hóa đi ngoài ra máu

Các bệnh đường tiêu hóa biểu hiện ra tình trạng đi ngoài ra máu có thể nguy hiểm nếu tình trạng chảy máu nhiều, kéo dài. Phát hiện sớm và tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Trong bài viết này, Đặt lịch bác sĩ sẽ tổng hợp các bệnh tiêu hóa đi ngoài ra máu để người bệnh có thêm kiến thức về bệnh.

Tổng hợp các bệnh tiêu hóa đi ngoài ra máu

Bệnh trĩ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn bệnh nghiêm trọng, tình trạng đi cầu ra máu diễn ra thường xuyên. Ban đầu, lượng máu ít, kèm theo phân, máu vẫn chưa chảy thành giọt mà chỉ dính ở giấy vệ sinh. Dần dần khi bệnh tiến triển nặng, ngay cả khi ho, ngồi xổm, máu sẽ chảy ra khiến người bệnh bị mất máu nhiều, gây nguy hiểm.
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, cần thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung chất xơ, uống nhiều nước hàng ngày để cải thiện. Tuy nhiên, nếu trĩ đã ở mức độ nặng, cần tiến hành phẫu thuật để giảm thiểu biến chứng sức khỏe.

Trĩ là một trong những bệnh tiêu hóa đi ngoài ra máu

Nứt kẽ hậu môn

Là tình trạng tổn thương ở hậu môn gây đau rát cho người bệnh. Kèm theo triệu chứng đi ngoài ra máu đỏ thẫm, số lượng ít. Bệnh cần được thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị hiệu quả.

Táo bón

Táo bón gây áp lực trực tiếp lên thành hậu môn và tổn thương. Vì thế mà người bệnh đại tiện ra máu tươi khi cố gắng rặng, đẩy phân ra ngoài. Táo bón không điều trị sẽ chuyến biến sang trĩ khiến các triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bệnh lý ở dạ dày, đại tràng

Xuất huyết dạ dày, polyp đại tràng, kiết lị, ung thư đại trực tràng, viêm loét… là những nguyên nhân gây đại tiện ra máu. Tùy theo số lượng cũng như màu sắc máu mà có thể nhận biết. Thông thương, người bệnh cần tiến hành nội soi để kiểm tra các tổn thương bên trong ống tiêu hóa.

Phòng tránh đi ngoài ra máu như thế nào?

Để hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu cũng như nguy cơ bệnh tiêu hóa, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung rau xanh và hoa quả để tăng cường chất xơ, giảm nguy cơ táo bón cũng như bệnh trĩ. Không ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, không được lười vận động, ngồi mãi một tư thế mà cần tập luyện thể thao mỗi ngày, Ngay cả trong giờ làm việc cũng cần vận động để máu lưu thông tốt hơn.
  • Tập đi đại tiện đúng giờ, đi mỗi ngày và không nhịn.

Tập thể dục mỗi ngày để phòng tránh bệnh hiệu quả

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày nhất là sau khi đi vệ sinh. Không lau rửa bằng các loại giấy khô ráp gây tổn thương

Với những thông tin trên đây, nếu còn thắc mắc nào về bệnh tiêu hóa đi ngoài ra máu, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế,

The post Tổng hợp các bệnh tiêu hóa đi ngoài ra máu appeared first on Đặt lịch bác sĩ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...