Vậy niệu quản nằm ở đâu?
Để tìm hiểu niệu quản nằm ở đâu, trước hết cần biết đây là bộ phận thuộc hệ tiết niệu, có hình dạng một ống dài khoảng 25 cm, dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Vị trí của niệu quản bắt đầu từ chỗ nối với thận ở bể thận – nơi nước tiểu được lọc từ thận tập hợp lại.
Chiều dài của niệu quản thay đổi theo chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và bàng quang. Khi một người bước vào tuổi trưởng thành, trung bình chiều dài niệu quản từ 25 – 30 cm, đường kính từ 3 – 4 mm, khi căng khoảng 5 mm. Kích thước niệu quản to đều từ trên xuống dưới trừ 3 chỗ hẹp: một ở chỗ nối niệu quản – bể thận, một ở nơi niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (nơi niệu quản đi ngang qua eo trên) và một ở trong thành bàng quang.
Sỏi niệu quản – bệnh lý phổ biến
Do niệu quản có những chỗ hẹp, khi người bệnh có sỏi thận hay sỏi bể thận, sỏi rơi xuống niệu quản có thể bị kẹt lại tại đây trở thành sỏi niệu quản. Đây là căn bệnh điển hình nhất tại niệu quản, gây nên cơn đau quặn thận.
Sỏi niệu quản gây cản trở dòng nước tiểu, làm cho thận và bể thận bị căng giãn gây cơn đau rất dữ dội. Cơn đau này khởi phát ở vùng thắt lưng cùng bên với niệu quản có sỏi. Kèm theo có thể có hiện tượng tiểu ra lẫn máu hay một số rối loạn chức năng khác. Nếu không được điều trị để tái lưu thông dòng nước tiểu, cơn đau này sẽ tái diễn lại nhiều lần đến khi thận cùng bên mất hoàn toàn chức năng.
Khi đi khám, người bệnh được chẩn đoán bệnh lý này dựa vào cơn đau điển hình, cùng các hình ảnh trên X-quang và siêu âm. Một số ít trường hợp khó phát hiện sẽ cần thực hiện thêm biện pháp chụp cắt lớp vi tính, chụp niệu đồ tĩnh mạch, chụp niệu quản – bể thận ngược dòng. Ngoài ra bác sĩ còn tiến hành các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
Điều trị sỏi niệu quản bằng cách nào?
Để điều trị hiệu quả và triệt để bệnh, cần xác định chính xác loại sỏi và kích thước của sỏi. Việc chọn lựa phương pháp điều trị nào sẽ tùy thuộc vào hai yếu tố này.
-Với sỏi nhỏ 3 – 4 mm có thể dùng thuốc làm tan sỏi, cùng với theo dõi trong 1 – 2 tuần.
-Với các sỏi lớn gây giãn đài bể thận niệu quản, có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị: Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser hoặc mổ lấy sỏi (gồm mổ nội soi và mổ mở).
Để hỗ trợ điều trị, người bệnh cần uống đủ từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra cần giảm ăn, uống các loại thực phẩm có nhiều canxi oxalat như: sữa, phô mai, nước chè đặc… Người bệnh nên hạn chế ăn thịt động vật vì đạm và mỡ động vật sẽ góp phần và việc hình thành sỏi niệu quản. Vận động thể chất đều đặn cũng rất có lợi cho người bệnh.
The post Niệu quản nằm ở đâu? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét