Các thành phần trong dịch mật mất cân bằng
Việc mất cân bằng dịch mật trước hết thể hiện ở tình trạng quá dư thừa cholesterol.
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của sỏi mật, thường xảy ra khi người bệnh gặp vấn đề tại gan hoặc thu nạp vào cơ thể quá nhiều cholesterol từ chế độ ăn uống. Cụ thể:
-Dư thừa cholesterol do suy giảm chức năng gan: Thông thường, trong dịch mật chứa acid mật và lecithin với một lượng vừa đủ để hòa tan cholesterol. Khi gan hoạt động kém hiệu quả sẽ tạo ra quá nhiều cholesterol hoặc quá ít lecithin và acid mật. Lúc này, cholesterol sẽ không được hòa tan hết và lâu dần sẽ kết lại thành sỏi.
-Dư thừa cholesterol do chế độ ăn: Nếu tiêu thụ quá nhiều cholesterol trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ dẫn tới dư thừa cholesterol ở trong dịch mật và tạo nên sỏi.
Một số nguyên nhân khác như bệnh viêm ruột mạn tính, bệnh lý hồi tràng làm giảm hấp thu các acid mật. Ngoài ra, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật, vì chúng làm tăng nồng độ cholesterol và giảm sự co bóp của túi mật.
Bên cạnh việc dư thừa cholesteron, sỏi mật hình thành còn do quá nhiều bilirubin trong dịch mật.
Bilirubin là một sản phẩm phân hủy của tế bào máu hồng cầu. Khi hồng cầu già và chết đi sẽ chuyển hóa thành bilirubin, sau đó được gan loại bỏ ra khỏi máu bằng cách bài tiết vào trong dịch mật.
Nếu mắc một số bệnh lý như thiếu máu tán huyết hay bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, các tế bào hồng cầu trong cơ thể bệnh nhân sẽ bị vỡ hàng loạt, dẫn đến giải phóng một lượng lớn bilirunbin, tích tụ tại dịch mật và hình thành nên sỏi sắc tố.
Vận động đường mật sụt giảm
Việc đường mật ít vận động diễn ra lâu dài sẽ khiến cho dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần ở trong dịch mật lắng đọng và kết tụ thành sỏi. Sự giảm vận động của đường mật gặp ở trong một số trường hợp như:
– Ít vận động, ngồi nhiều, thường gặp ở các nhân viên văn phòng.
– Có chế độ ăn kiêng khem quá mức, hoàn toàn vắng mặt chất béo trong một thời gian dài làm giảm các cơn co bóp của túi mật.
– Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch dài ngày
– Viêm túi mật mạn tính làm giảm chức năng co bóp của túi mật.
– Sử dụng thuốc làm giảm co bóp cơ trơn.
Vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập
Khi giun, sán phát triển ở đường ruột trôi vào đường mật, xác hoặc trứng của chúng sẽ trở thành nhân sỏi. Từ đây, sắc tố mật và calci sẽ bám vào nhân hình thành nên sỏi. Đây là nguyên nhân tạo sỏi thường gặp ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển do chế độ ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh.
The post Tại sao bị sỏi mật? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét