Mỗi khi có cảm giác đau thượng vị sau khi ăn, không ít người cảm thấy lo lắng không biết mình có gặp phải bệnh lý nào không? Triệu chứng này cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, giảm khả năng làm việc, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trang bị kiến thức về xử trí và phòng tránh đau thượng vị giúp người bệnh giảm thiểu tác động của bệnh đến sức khỏe.
Vậy đau thượng vị sau khi ăn là dấu hiệu bệnh gì?
Đau thượng vị sau khi ăn là tình trạng cơn đau từ trên rốn đến dưới xương ức xảy ra sau mỗi bữa ăn. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này bao gồm:
Trào ngược axit dạ dày
Nếu bạn bị đau thượng vị sau khi ăn kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, nôn, buồn nôn… thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản.
Nhất là sau khi ăn, người bệnh không ngồi mà nằm ngay sẽ thấy thức ăn trào ngược lên thực quản, đau thượng vị gây khó chịu cho bệnh nhân.
Viêm dạ dày cấp tính
Niêm mạc dạ dày bị viêm loét, tổn thương sẽ gây nên các cơn đau âm ỉ vùng thượng vị. Đặc biệt khi ăn no, lượng axit dạ dày tiết nhiều hơn mức bình thường và tác động lên các vết viêm loét khiến người bệnh đau vùng thượng vị.
Ung thư dạ dày
Đây là bệnh lý nghiêm trọng nhất ở dạ dày. Cơn đau khi bị ung thư dạ dày diễn biến thất thường, có thể xảy ra sau bữa ăn kèm theo các triệu chứng sụt cân nhanh, mệt mỏi, chán ăn.
Nhiễm trùng túi mật
Khi bị nhiễm trùng túi mật, bệnh nhân cũng gặp phải các cơn đau trên rốn rất dữ dội. Chưa kể đến người bệnh có thể nôn ra dịch mật xanh, vàng đắng ở cổ họng.
Lời khuyên từ bác sĩ
Nếu tình trạng đau thượng vị sau khi ăn diễn ra liên tục, mức độ đau nặng, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc giảm đau, lạm dụng thuốc giảm đau để làm nhẹ cơn đau thượng vị. Chưa kể đến những ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe như làm nặng hơn tình trạng viêm loét, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận… Tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp điều trị dễ dàng và nhanh chóng thay vì điều trị sai, sử dụng các bài thuốc không được kiểm chứng.
Người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây đau thượng vị. Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn chặn được nhiều bệnh lý trong ống tiêu hóa.
The post Đau thượng vị sau khi ăn appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét