Bao quy đầu ở trẻ em đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ quan sinh dục khỏi những tác động từ bên ngoài. Phần lớn trẻ nam dưới 3 tuổi đều gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ đã lớn và vẫn bị hẹp bao quy đầu thì cần cho trẻ đi khám để tư vấn về các biện pháp điều trị hiệu quả nhất.
Dấu hiệu nhận biết hẹp bao quy đầu có biến chứng
Ở trẻ em, nếu bao quy đầu không ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh, khi đi tiểu thì cha mạ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần được can thiệp y tế để giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe:
- Trẻ khó tiểu, khi đi tiểu phải rặng khiến bao quy đầu phồng, tia tiểu bắn xa hơn mức bình thường.
- Trẻ cảm thấy khó chịu, đỏ mặt vì rặn khi đi tiểu.
- Bao quy đầu có dấu hiệu viêm nhiễm như ngứa ngáy, sưng tấy
- Nước tiểu đục và có mùi hôi
- Trẻ thường vọc bộ phận sinh dục của mình
Trẻ có các dấu hiệu trên nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể gây viêm nhiễm tái phát, hình thành sẹo sơ, dính bao quy đầu gây nên tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý. Tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu có thể lan sang các cơ quan khác gây nhiễm trùng tiểu rất nguy hiểm. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi trẻ kỹ lưỡng, chú ý đến các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị.
Khi nào cần nong hay phẫu thuật cắt bao quy đầu?
Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu chưa có biến chứng thì hầu như không cần can thiệp bằng phẫu thuật mà có thể điều trị bảo tồn như bôi thuốc, nong bao quy đầu. Trẻ được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:
- Nong bao quy đầu hay bôi thuốc hỗ trợ lột bao quy đầu không đạt hiệu quả.
- Trẻ 7 – 8 tuổi bao quy đầu không tự lột, có hiện tượng bao quy đầu căng phồng hoặc viêm nhiễm bao quy đầu tái phát thì nên phẫu thuật.
- Trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, xơ dính bao quy đầu.
Phẫu thuật cắt bao quy đầu cần thiết phải có chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn, cha mẹ không nên tự ý cắt bao quy đầu của con mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ bởi bao quy đầu cũng có công dụng riêng của nó. Ngoài chức năng bảo vệ, da bao quy đầu còn có thể được dùng thay thế khi gặp phải sự cố mất một vùng da nào đó trên cơ thể.
Nếu còn thắc mắc nào về bao quy đầu ở trẻ em, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
The post Bao quy đầu ở trẻ em appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét