Chuyển đến nội dung chính

Xuất huyết tiêu hóa có phải mổ không?

Xuất huyết tiêu hóa hay chảy máu đường tiêu hóa là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Các bệnh lý gây xuất huyết tiêu hóa đều nghiêm trọng, xảy ra với nhiều người. Vì vậy, nhiều bệnh nhân và người nhà có chung thắc mắc: Điều trị bệnh này bằng cách nào? Hay xuất huyết tiêu hóa có phải mổ không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xuất huyết tiêu hóa có phải mổ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

Xuất huyết tiêu hóa có phải mổ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

 

Bị xuất huyết tiêu hóa có phải mổ không?

Khi bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, tùy theo mức độ và nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Mục tiêu đầu tiên của việc điều trị là phải đảm bảo chống sốc, cầm máu, khôi phục lưu lượng tuần hoàn. Điều trị gồm có điều trị ngăn chặn, giảm triệu chứng và điều trị theo nguyên nhân.

Việc điều trị xuất huyết tiêu hóa bằng cách nào cần căn cứ vào nhiều yếu tố như mức độ, nguyên nhân, vị trí chảy máu… Ngoài việc điều trị triệu chứng, cần ổn định các chức năng sống khi bị mất máu nặng, kết hợp dùng các thuốc co mạch, giảm tiết, kháng sinh…

Các cách điều trị xuất huyết tiêu hóa thường áp dụng bao gồm: điều trị nội khoa đặc hiệu, làm thủ thuật hoặc phẫu thuật. Trong đó, phẫu thuật là cần thiết và nên được thưc hiện khi bệnh đã nặng, các phương pháp khác không hiệu quả. Đặc biệt, phẫu thuật nội soi điều trị xuất huyết tiêu hóa là phương pháp có nhiều ưu điểm. Qua đó, rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã được điều trị hiệu quả. Cụ thể như các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết…

Việc chỉ định cách điều trị nào cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa chỉ được thực hiện khi có sự thăm khám, xét nghiệm, xem xét kĩ từ bác sĩ chuyên khoa.

Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí mất máu nghiêm trọng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí mất máu nghiêm trọng đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Tác hại của xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa gây ra tình trạng mất máu do chảy máu. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa từ miệng tới thực quản, dạ dày, ruột và hậu môn. Có nhiều bệnh lý khác nhau gây ra xuất huyết ở đường tiêu hóa.

Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí nhiều trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng bệnh nhân. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Xác định vị trí chảy máu rất quan trọng.

Khám xuất huyết tiêu hóa tại bệnh viện Thu Cúc

Khám xuất huyết tiêu hóa tại bệnh viện Thu Cúc

Nhận biết tình trạng xuất huyết tiêu hóa

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa có các biểu hiện đặc trưng như:

-Mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nôn ra máu rất nhiều, đi đại tiện ra máu, đại tiện phân đen như bã cà phê. Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí nhiều trường hợp chảy máu nặng, nguy hiểm tới tính mạng.

-Khi bệnh nặng, đại tiện phân đen diễn ra 2 – 3 lần/ngày. Bệnh nhân thường xuyên vã mồ hôi, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, vật vã. Có lúc bệnh nhân ngất xỉu, mạch nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

The post Xuất huyết tiêu hóa có phải mổ không? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh