Đau thượng vị gây nên cảm giác vô cùng khó chịu và mệt mỏi đến người bệnh. Đây cũng là trình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều lứa tuổi kể cả là người khỏe mạnh hay xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Vậy đau thượng vị phải làm sao?
Đau thượng vị phải làm sao
Khi bị đau thượng vị, trước khi nghĩ tới việc tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, người bệnh cần có các biện pháp giảm đau tại chỗ để giảm bớt khó chịu, mệt mỏi. Có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Uống nước gừng ấm
Cho vài lát gừng vào cốc nước ấm có thể giúp giảm đau nhanh và rất an toàn cho người bệnh. Sau đó, có thể thêm gừng vào món ăn hàng ngày để hạn chế cơn đau thượng vị tái phát.
Nước muối ấm
Pha nước muối để uống giúp giảm triệu chứng co thắt, kháng viêm và diệt vi khuẩn có trong dạ dày.
Chườm ấm
Dùng túi chườm ấm hoặc rót nước ấm vào chai thủy tinh đậy nắp kín lại chườm lên vùng thượng vị để giảm đau bụng hiệu quả.
Thay đổi chế độ ăn uống
Đau thượng vị có thể là kết quả của chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn phải các thực phẩm bẩn, thực phẩm gây dị ứng. Do vậy, cần rà soát lại chế độ ăn uống và lên thực đơn những món ăn lành tính, dễ tiêu hóa để cải thiện cơn đau lâu dài.
Gặp bác sĩ
Nếu cơn đau thượng vị vẫn tiếp diễn và tái phát lại nhiều lần, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử trí kịp thời. Đôi khi, đau thượng vị có thể là dấu hiệu báo trước của nhiều bệnh lý cần được thăm khám.
Nguyên nhân gây đau thượng vị
Viêm dạ dày, tá tràng: Dấu hiệu bệnh bao gồm đau thượng vị âm ỉ là kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh gan mật: Áp xe gan, viêm gan, sỏi mật.. cũng có thể gây đau thượng vị.
Giun chui ống mật: Khi giun di chuyển vào ống mật, người bệnh sẽ bị đau thượng vị dữ dội, vã mồ hôi.
Viêm đại tràng cấp, mạn tính: Đau thượng vị kèm đầy hơi, chướng bụng, rối loạn đại tiện là biểu hiện điển hình của viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Viêm ruột thừa: Trước khi cơn đau lan đến hố chậu phải, người bệnh thường bị đau thượng vị. Với trường hợp này, cần chú ý các dấu hiệu kèm theo để người bệnh được cấp cứu kịp thời.
Ho nhiều: Ho nhiều khiến cơ hoành bị co thắc cũng khiến đau vùng thượng vị.
Ngoài ra, một số trường hợp bị đau thượng vị do có vấn đề ở tim mạch, bị giun sán, việm tụy… Thăm khám là động thái tích cực nhất để ngăn ngừa biến chứng, diễn tiến bệnh.
Nếu còn thắc mắc nào ngoài đau thượng vị phải làm sao, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
The post Đau thượng vị phải làm sao appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét