Chuyển đến nội dung chính

Cắt bao quy đầu uống thuốc gì?

Cắt bao quy đầu uống thuốc gì là những loại thuốc mà người bệnh thường được chỉ định sử dụng để ngăn chặn các biến chứng, giảm bớt khó chịu, giúp phục hồi sức khỏe sau điều trị. Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu nhỏ giúp loại bỏ phần da “thừa” ở dương vật, giúp cho việc vệ sinh được dễ dàng hơn.

cắt bao quy đầu uống thuốc gì

Cắt bao quy đầu uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người bệnh nhân sau điều trị.

Cắt bao quy đầu uống thuốc gì?

Với câu hỏi cắt bao quy đầu uống thuốc gì, theo các bác sĩ thông thường người bệnh sau cắt bao quy đầu sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống quá liều lượng, ngừng thuốc hoặc chuyển sang loại thuốc khác khi chưa có sự cho phép.

Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng sau khi cắt bao quy đầu. Thuốc giảm đau sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Chăm sóc sau khi cắt bao quy đầu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, không ngồi nhiều.
  • Ăn uống đa dạng, đầy đủ các chất dinh dưỡng để mau lại sức.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn (rượu, bia…) và không hút thuốc lá.
  • Tạm thời không quan hệ tình dục cho đến khi vết mổ liền hẳn.
  • Không suy nghĩ quá nhiều đến “chuyện ấy”, không đọc, xem các ấn phẩm gây kích thích ham muốn tình dục.
  • Thay băng vết mổ thường xuyên.
  • Giữ khô vết thương, nếu băng bị dính nước tiểu hoặc dịch tiết cần thay lại.
  • Hạn chế tắm toàn thân trong  3 – 4 ngày đầu mà chỉ lau người (tắm khô) trừ dương vật để tránh nước thấm vào vết mổ.
  • Cố gắng đi tiểu hết vào ban đêm trước khi đi ngủ.
cắt bao quy đầu uống thuốc gì

Sau khi cắt bao quy đầu, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

Những lưu ý sau khi cắt bao quy đầu

Sau khi cắt bao quy đầu, bệnh nhân cần tái khám để kiểm tra tình trạng vết mổ và sức khỏe tổng quát. Nếu trong giai đoạn này, người bệnh phát hiện có các dấu hiệu sau, cần nhanh chóng tới bệnh viện để xử lý ngay:

  • Quy đầu dương vật bị sưng to, vùng da quy đầu có màu đen hoặc đỏ.
  • Vết mổ bị chảy máu.
  • Sốt cao.
  • Không đi tiểu được sau khi cắt bao quy đầu khoảng 6 – 8 giờ.
  • Dương vật tiết dịch vàng sau khoảng 7 ngày, dịch tiết có mùi hôi.

Cắt bao quy đầu an toàn, nhanh khỏi tại Bệnh viện Thu Cúc

Tại Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, khách hàng không chỉ được cắt bao quy đầu hiệu quả, ít đau với đội ngũ bác sĩ giỏi trong phòng mổ vô khuẩn một chiều mà còn được chăm sóc hậu phẫu chu đáo.

Đội ngũ điều dưỡng viên nhiệt tình, chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ lúc nào, giúp người bệnh giảm bớt khó chịu và mau hồi phục. Khách hàng cũng được hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh vết mổ tại nhà.

The post Cắt bao quy đầu uống thuốc gì? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...