Gãy xương đòn có tập tạ được không là thắc mắc của nhiều người bởi đây là chấn thương thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Trong quá trình điều trị nếu người bệnh không được chăm sóc và sinh hoạt đúng cách có thể ảnh hưởng đến quá trình liền xương thậm chí đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Gãy xương đòn có tập tạ được không
Gãy xương đòn xảy ra khi có va chạm, chấn thương ở vùng vai. Khi bị gãy xương đòn, người bệnh không thể tập tạ với xương đòn có tác dụng nâng đỡ trọng lượng cả cánh tay. Nếu nâng tạ trong giai đoạn này đồng nghĩa với việc vùng xương đòn sẽ phải chịu áp lực, khiến xương di lệch nhiều và khó lành, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục thậm chí là nguy cơ tàn phế.
Chỉ đến khi nào xương đòn đã lành lại, hồi phục hoàn toàn thì lúc đó người bệnh mới có thể tập tạ từ trọng lượng thấp rồi tăng dần. Ngay cả những hoạt động như mang vác vật nặng, vận động quá mức cũng cần phải hạn chế để giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe.
Vậy làm gì để xương mau lành?
Khi bị gãy xương đòn, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám, xác định mức độ gãy xương từ đó có các phương pháp điều trị hiệu quả. Hiện nay, gãy xương đòn được áp dụng các phương pháp bao gồm điều trị bảo tồn bằng cách đeo đai và phẫu thuật cố định xương đòn với các trường hợp xương đòn di lệch nhiều, xương vỡ thành nhiều mảnh vụn…
Để xương mau lành, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt đúng mức, cụ thể là:
Chế độ ăn uống
Cung cấp các thực phẩm giúp xương liền nhanh, chắc khỏe như canxi, photpho, magie, kẽm, vitamin nhóm B,…Chúng có nhiều trong cá hồi, thịt bò, trứng, sữa,cải bắp… Trái cây và rau xanh cũng cung cấp hàm lượng lớn vitamin, chất xơ giúp chống lại tình trạng sưng viêm ở người bệnh. Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, café vì chúng làm giảm khả năng hấp thu canxi và khiến xương đòn lâu lành lại.
Chế độ sinh hoạt
Người bệnh cần hạn chế vận động nhất là trong thời gian đầu điều trị. Đối với trường hợp điều trị bảo tồn, cần bất động tại chỗ theo thời gian quy định của bác sĩ đưa ra. Không mang vác vật nặng hay chơi các bộ môn thể thao cường độ mạnh cho đến khi xương liền lại. Tái khám và uống thuốc đúng lịch để hạn chế các biến chứng xảy ra.
Để hạn chế nguy cơ gãy xương đòn, mỗi người cần chú ý hơn trong các hoạt động sống nhất là chơi thể thao, tham gia giao thông. Khi có dấu hiệu rạn, gãy xương đòn, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu còn thắc mắc nào ngoài gãy xương đòn có tập tạ được không, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
The post Gãy xương đòn có tập tạ được không appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét