Các cách chữa bệnh sỏi niệu quản
Có các phương pháp chữa sỏi niệu quản bao gồm: tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng laser, tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản, mổ hở lấy sỏi niệu quản.
Trong đó, hai phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng sử dụng laser và mổ nội soi được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, với nhiều ưu điểm.
Mổ nội soi lấy sỏi niệu quản là gì?
Sỏi niệu quản gây cản trở sự lưu thông của nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Vì thế nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sỏi niệu quản có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như thận ứ nước, suy giảm chức năng thận, viêm bể thận, dễ dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng người bệnh. Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản là phương pháp điều trị ít xâm lấn được sử dụng để loại bỏ sỏi. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (do sỏi, tình trạng viêm dính quanh niệu quản do sỏi…), khôi phục hoạt động của đường tiết niệu để bảo vệ chức năng thận và điều trị dự phòng các biến chứng có thể xảy ra của tắc nghẽn niệu quản do sỏi.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản được chỉ định cho các trường hợp không thể điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả.
Nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser
Phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng sử dụng laser hiện đang áp dụng tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những kĩ thuật tiên tiến hiện nay, an toàn tuyệt đối và hạn chế tối đa khả năng tái phát sỏi.
Với phương pháp này, ống soi niệu quản được đưa từ niệu đạo vào bàng quang, bác sĩ quan sát hình ảnh trên màn hình nội soi, xác định lỗ niệu quản bên có sỏi và luồn dây dẫn đường lên niệu quản. Sau đó, ống soi được đưa lên niệu quản nhằm tiếp cận viên sỏi. Nếu khó tiếp cận sỏi phải quan sát đồng thời màn hình nội soi và màn hình X-quang tăng sáng. Tiếp theo, sỏi sẽ được tán vụn bằng năng lượng laser (dây laser được đưa vào để tán sỏi qua một đường ống rỗng bên trong ống soi niệu quản), hoặc bằng que tán siêu âm. Sau khi sỏi đã vỡ vụn, các mảnh sỏi được gắp ra ngoài bằng rọ hoặc kìm gắp sỏi.
Nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi là phẫu thuật theo đường dẫn nước tiểu nên không có vết mổ, không có các biến chứng của phẫu thuật, tỷ lệ sạch sỏi 100%.
Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để phát hiện bệnh
Ngoài việc xác định các triệu chứng bệnh, việc chẩn đoán bệnh sỏi niệu quản cần nhờ vào các xét nghiệm, chụp chiếu như:
– Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn.
– Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, urê máu tăng.
– Siêu âm: biết được kích thước thận, xác định đài bể thận có giãn hay không.
– X-quang ổ bụng không chuẩn bị: phát hiện sỏi cản quang.
– Chụp hệ tiết niệu có bơm thuốc cản quang qua tĩnh mạch: phát hiện sỏi, đánh giá được chức năng thận.
– Chụp niệu quản bể thận ngược dòng: phát hiện sỏi không cản quang.
– Chụp cắt lớp, chụp niệu đồ bằng đồng vị phóng xạ.
The post Cách chữa bệnh sỏi niệu quản appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét