Chuyển đến nội dung chính

Xuất huyết dạ dày cấp tính

Xuất huyết dạ dày có thể diễn biến chậm chạp nhưng đôi khi có thể xảy ra cấp tính gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nhận diện xuất huyết dạ dày cấp tính cũng như xử trí đúng cách trước khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu giúp giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm.

Nhận diện xuất huyết dạ dày cấp tính

Xuất huyết dạ dày là tình trạng dạ dày bị chảy máu biểu hiện bằng các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau dữ dội vùng thượng vị. Lúc này, cần theo dõi chặt chẽ người bệnh, kiểm tra lượng máu nôn để xác định mức độ xuất huyết dạ dày.

Xuất huyết dạ dày cấp tính là tình trạng nguy hiểm có thể nguy hại đến tính mạng

+ Máu nôn ra từ 100 – 1000ml hoặc nhiều hơn. Máu có thể dạng lỏng, lẫn với thức ăn và có dịch nhầy loãng. Số lượng máu nôn nhiều tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm của bệnh.

+ Phân đen có mùi khắm số lượng đi 2 – 3 lần trong ngày.

+ Nếu là xuất huyết dạ dày cấp tính, người bệnh thường vã mồ hôi, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt thậm chí hôn mê, li bì…

Lúc này, cần gọi cấp cứu ngay và tiến hành sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân.

Xử trí người bệnh xuất huyết dạ dày cấp tính như thế nào?

+ Đặt người bệnh trên mặt phẳng sao cho chân cao hơn đầu, đầu nghiêng về một bên. Vị trí nằm là nơi thoáng mát nhưng không lộng gió. Hạn chế thay đổi tư thế.

+ Theo dõi mạch, nhiệt độ của bệnh nhân, các chất thải từ 1 – 3 giờ/lần

+ Bệnh nhân xuất huyết dạ dày cấp tính cần nhịn ăn, chỉ được uống sữa lạnh.

+ Cho bệnh nhân uống thuốc cầm máu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm từ các bệnh lý viêm loét dạ dày. Bệnh có thể nguy hại đến tính mạng nếu mất máu quá nhiều. Để phòng ngừa các biến chứng này, mỗi người cần có các biện pháp dự phòng ngay từ bây giờ.

Sử dụng nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày

Cách phòng tránh xuất huyết dạ dày

Để phòng tránh bệnh, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đồ ăn cay nóng, rượu bia vì đây chính là tác nhân gây viêm, loét dạ dày tá tràng.

+ Điều trị sớm các bệnh lý ở dạ dày nếu có để không làm bệnh tiến triển nặng.

+ Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

+ Không ăn chung bát đũa với người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP để tránh lây bệnh.

Nếu cần thêm thông tin về xuất huyết dạ dày cấp tính, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.

The post Xuất huyết dạ dày cấp tính appeared first on Đặt lịch bác sĩ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...