Chuyển đến nội dung chính

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản

Có một số cách điều trị bệnh sỏi niệu quản như mổ nội soi hoặc tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi ngược dòng sử dụng laser. Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản cần phù hợp với từng cách điều trị. Trong đó, với phương pháp tán sỏi được nhiều người lựa chọn, khâu chăm sóc sau mổ thế nào là điều rất được quan tâm, tìm hiểu.

Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản cần phù hợp với từng cách điều trị.

Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản cần phù hợp với từng cách điều trị.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản thế nào?

Những bệnh nhân vừa trải qua ca nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng sẽ phải nằm phục hồi tại bệnh viện một thời gian cần thiết. Lúc này, sự chăm sóc chủ yếu là từ phía bác sĩ, điều dưỡng. Mọi khâu chăm sóc đều cần đúng chuyên môn, đầy đủ và chính xác. Khi đã xuất viện về nhà, người thân sẽ đảm nhiệm việc chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Khâu chăm sóc được chia thành các giai đoạn khác nhau với các biện pháp phù hợp. Đó là các giai đoạn: ngày đầu sau mổ, ngày thứ hai sau mổ, khi đã xuất viện về nhà.

Sau khi xuất viện, người bệnh cần tái khám để được kiểm tra và rút thông niệu quản.

Sau khi xuất viện, người bệnh cần tái khám để được kiểm tra và rút thông niệu quản.

Chăm sóc trong ngày đầu sau mổ sỏi niệu quản

– Cho người bệnh ăn cháo 6 giờ sau mổ. Sau đó có thể cho bệnh nhân ăn các món ăn nhẹ, dễ tiêu khác. Người bệnh cần uống nhiều nước. Không uống trà, cà phê, nước có gas, đồ uống có cồn.

– Quan sát, đánh giá ý thức của bệnh nhân, động viên để tinh thần bệnh nhân được ổn định, lạc quan sẽ hỗ trợ cho phục hồi. Yêu cầu bệnh nhân nằm tại giường.
– Đo, đánh giá các chỉ số sinh tồn: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ…
– Chuyển bệnh nhân sang giường điều trị, cố định ống thông tiểu.
– Thực hiện thuốc theo y lệnh.
– Theo dõi nước tiểu: màu sắc, số lượng, tính chất của nước tiểu,…

Chăm sóc trong ngày thứ hai sau mổ sỏi niệu quản

– Tiếp tục cho người bệnh dùng thuốc theo y lệnh.
– Theo dõi các chỉ số sinh tồn mỗi 6h làm 1 lần.
– Cho người bệnh vận động nhẹ, đi lại quanh phòng bệnh.
– Chế độ ăn theo nhu cầu, sở thích.
– Quan tâm, trò chuyện, động viên và giúp đỡ để hạn chế những than phiền, khó chịu của bệnh nhân.

– Rút ống thông cho bệnh nhân.

Trước lúc xuất viện, bệnh nhân được kê đơn thuốc sử dụng trong 1 – 2 tuần.

Trước lúc xuất viện, bệnh nhân được kê đơn thuốc sử dụng trong 1 – 2 tuần.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản tại nhà

– Trước lúc xuất viện, bệnh nhân được kê đơn thuốc sử dụng trong 1 – 2 tuần. Sau đó cần đi tái khám để được kiểm tra và rút thông niệu quản.

– Cho người bệnh ăn cháo 6 giờ sau mổ. Cho người bệnh uống nhiều nước. Không uống trà, cà phê, nước có gas, đồ uống có cồn.

– Nếu tán sỏi niệu quản hoặc mổ nội soi, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày hoặc nằm lại bệnh viện một đêm sau mổ.

– Tán sỏi niệu ngược dòng không tạo vết mổ nên người bệnh phục hồi nhanh hơn, chăm sóc cũng đơn giản hơn.

– Với người được mổ nội soi, sau mổ 5 – 7 ngày có thể tập thể dục, bắt đầu từ các động tác nhẹ nhàng rồi mới tăng dần nhưng không nên quá mạnh. Có thể làm mọi công việc hàng ngày sau 5 – 7 ngày.

– Nếu có nhiều máu trong nước tiểu, đau hông, đau lưng hoặc sốt, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện khám lại.

The post Chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh