Cắt bỏ túi mật là một can thiệp ngoại khoa khá phổ biến, thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến túi mật. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật chính là mổ nội soi và mổ mở trong cắt túi mật, trong đó phẫu thuật nội soi đang rất được ưa chuộng vì mang lại nhiều lợi ích: ít đau sau mổ, phục hồi nhanh, ra viện sớm, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Khi nào cần cắt bỏ túi mật?
Cắt bỏ túi mật thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Sỏi túi mật: không có triệu chứng (80%), có triệu chứng (20%)
- Sỏi túi mật có các triệu chứng và biến chứng như đau (70%), viêm túi mật cấp, viêm túi mật hoại tử, viêm túi mật mạn, viêm teo túi mật.
- U tuyến (adenoma): đây là thương tổn tiền ung thư, tỷ lệ ung thư ở các u tuyến túi mật kích thước ≥ 1cm là 6 – 13%.
- Polyp túi mật khi kích thước ≥ 0.5 cm.
- Giả polyp túi mật (cholesterol)
- Đa u tuyến cơ túi mật (Adenomyomatosis)
- Ung thư túi mật (80% ung thư túi mật có kèm sỏi)
Cắt bỏ túi mật được thực hiện như thế nào?
Hiện nay cắt bỏ túi mật được thực hiện chủ yếu qua phẫu thuật nội soi. Đây là can thiệp ngoại khoa hạn chế tối đa xâm lấn, an toàn và hiệu quả. Trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi, bác sĩ chỉ cần tạo khoảng 3 – 4 vết rạch rất nhỏ (0.3 – 0.4 cm) trên thành bụng để đưa dụng cụ và camera vào bên trong để cắt túi mật.
Với phương pháp phẫu thuật này người bệnh ít đau, hạn chế sẹo xấu, đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh, phục hồi nhanh, ra viện sớm.
Mổ mở ít được áp dụng hơn vì phải tạo một vết rạch rất lớn ở thành bụng, người bệnh không chỉ đau đớn mà còn có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn cả trong và sau mổ như sẹo xấu, dính ruột, nhiễm trùng vết mổ, rò chỉ…
Chăm sóc sau cắt bỏ túi mật
Mặc dù không còn túi mật nhưng gan vẫn tiết ra dịch mật như bình thường và đổ trực tiếp xuống ruột non. Điều này có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy trong thời gian đầu. Do đó người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm giàu chất béo, tăng cường tiêu thụ chất xơ từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc…
Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh tham gia các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực. Tạm thời không quan hệ tình dục cho đến khi vết mổ liền hẳn và sức khỏe đã hồi phục hoàn toàn.
Sau mổ cắt bỏ túi mật, người bệnh cần giữ cho vết mổ luôn khô ráo, thay băng gạc định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Kiểm tra vết mổ mỗi ngày, nếu phát hiện có bất cứ bất thường nào (sưng, đau, nóng, đỏ…) hãy báo ngay cho bác sĩ.
Cắt bỏ túi mật tại Bệnh viện Thu Cúc
Khoa Ngoại – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ thực hiện phẫu thuật nội soi cắt túi mật uy tín tại Hà Nội. Tại đây, người bệnh được tư vấn và phẫu thuật với đội ngũ bác sĩ giỏi, có thể kể đến như Bác sĩ CKII Đào Tuấn (Phó Giám đốc – Trưởng khoa Ngoại, có hơn 35 năm kinh nghiệm).
Đặc biệt bệnh viện áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm, giúp người bệnh an tâm điều trị, không cần lo lắng quá nhiều đến vấn đề chi phí.
The post Cắt bỏ túi mật appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét