Bệnh hẹp niệu quản là gì?
Niệu quản là bộ phận dạng ống nhỏ và dài khoảng 25 – 30 cm, có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Đặc biệt, có ba vị trí hẹp sinh lý tại niệu quản: chỗ nối bể thận với niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn niệu quản đổ vào bàng quang, cuối cùng là vị trí lỗ niệu quản.
Ngoài ra, còn có các trường hợp bị hẹp niệu quản bệnh lý. Bệnh này có thể là hậu quả của một số can thiệp ngoại khoa hoặc bệnh lý khác như: sau can thiệp ngoại khoa vào niệu quản, các khối u chèn vào niệu quản… hay do các bệnh bẩm sinh: hẹp chỗ nối bể thận niệu quản, túi sa niệu quản…
Biểu hiện của bệnh hẹp niệu quản
Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp do bệnh hẹp niệu quản gây ra bao gồm:
-Đau thắt lưng, cơn đau quặn thận.
-Rối loạn tiểu tiện: Tiểu máu, tiểu ít, tiểu đục…
-Sốt
-Suy thận
Hẹp niệu quản có thể do nguyên nhân nào?
Các nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản có thể đến từ cả bên trong hoặc bên ngoài của niệu quản. Cụ thể bao gồm:
Nguyên nhân từ trong niệu quản:
-Ảnh hưởng của sỏi niệu quản
-Do có cục máu đông trong niệu quản
-Xuất hiện khối u trong lòng niệu quản, có thể là u lành tính hoặc ác tính.
-Nhiễm trùng đường tiết niệu.
-Tác động do can thiệp ngoại khoa ở niệu quản.
Nguyên nhân từ bên ngoài niệu quản:
-Do các cơ quan nằm xung quanh niệu quản bị viêm
-Do tác động của các khối u buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt hoặc bàng quang.
-Tình trạng lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ.
-Do quá trình mang thai khiến tử cung tăng kích thước, gây chèn ép vào niệu quản.
-Bệnh nhân bị táo bón nghiêm trọng.
Hẹp niệu quản có thể gây biến chứng gì?
Biến chứng do hẹp niệu quản nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả gồm có:
– Thận mất dần chức năng.
– Tình trạng chít hẹp gây lắng đọng các chất cặn, hình thành sỏi niệu quản, sỏi thận.
– Nhiễm trùng tiết niệu, ứ nước, ứ mủ thận…
– Teo thận
– Tăng huyết áp
Điều trị hẹp sỏi niệu quản bằng cách nào?
Chọn cách điều trị nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tắc nghẽn của niệu quản. Phương pháp điều trị thường nhằm giải quyết nguyên nhân bên ngoài hoặc xử lý nguyên nhân bên trong niệu quản.
Nếu bệnh còn ở mức vừa và nhẹ, bác sĩ thường chỉ định nội soi niệu quản, nong rộng đoạn hẹp và đặt ống xông JJ.
Nếu bệnh đã nặng, lúc này mổ nội soi tạo hình niệu quản, lấy sỏi, cắt u… là cần thiết và hiệu quả.
The post Hẹp niệu quản là gì? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét