Thế nào là bệnh sỏi bùn túi mật?
Bùn mật là dạng ban đầu của sỏi mật (bao gồm sỏi túi mật, polyp túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật, sỏi gan…) khi đang còn ở dạng bùn, mềm và chưa tạo thành sỏi.
Bùn túi mật chính là một hỗn dịch bao gồm các hạt calci bilirubinate, các tinh thể cholesterol và chất nhầy, có thể hình thành nên các viên sỏi cholesterol. Trong đa số trường hợp, bùn mật không tạo thành sỏi mật và có thể dễ dàng được hòa tan trong túi mật.
Bùn túi mật không phải là một vấn đề trừ khi nó hiện diện trong một thời gian dài. Nếu bùn mật nhiều và không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra sỏi mật.
Biểu hiện của Bệnh sỏi bùn túi mật
Bệnh sỏi bùn túi mật thường không có triệu chứng, tuy nhiên ở một vài thời điểm có thể nhận thấy các dấu hiệu như:
-Đầy hơi, trướng bụng, ăn lâu tiêu, chán ăn, buồn nôn thoáng qua là những biểu hiện điển hình của sỏi bùn túi mật. Chỉ khi các viên sỏi cholesterol đã được hình thành, người bệnh mới trải qua các triệu chứng cấp tính liên quan tới sỏi mật. Đôi khi, bùn mật có thể dẫn đến viêm túi mật ngay cả khi người bệnh không bị sỏi mật.
-Viêm mủ và áp-xe đường mật, ứ nước túi mật, hoại tử và thủng túi mật là các dấu hiệu của viêm túi mật cấp do sỏi bùn…
Nguyên nhân gây bệnh
Dịch mật liên tục được tập trung trong túi mật. Khi dịch mật được cô đặc, các hạt calci bilirubinate và các tinh thể cholesterol vẫn còn lắng lại. Chất nhầy từ màng túi mật sau đó hòa trộn với các hạt tinh thể này, tạo thành bùn mật. Một số yếu tố liên quan tới sự hình thành bùn túi mật bao gồm:
-Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bùn túi mật cao hơn nam giới.
-Chế độ ăn, đặc điểm cơ thể khi mang bầu: Bệnh sỏi bùn túi mật thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai, cũng như ở những người có chế độ ăn uống giàu chất béo.
-Tác động của bệnh lý, phẫu thuật: Căn bệnh có thể gây nên bùn túi mật là bệnh tiểu đường, ngoài ra những người đã trải qua cấy ghép nội tạng cũng có thể bị sỏi bùn túi mật.
-Tình trạng giảm cân bất thường: Những người thừa cân, béo phì nhiều khi thực hiện chế độ giảm cân phản khoa học dẫn tới nhiều vấn đề bất lợi, trong đó có bệnh sỏi bùn túi mật, sau là sỏi túi mật.
Điều trị bệnh sỏi bùn túi mật
Có khoảng 25 – 30% trường hợp cần phải phẫu thuật để loại bỏ túi mật. Các trường hợp khác nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêmsau 1 – 4 ngày, nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với tình trạng viêm tái phát sau đó. Để hạn chế điều này, người bệnh cần tuân thủ các phương pháp hỗ trợ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khám sức khỏe định kì là cần thiết để sớm phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, khi thấy có biểu hiện sỏi bùn túi mật, người bệnh cần đi khám, thực hiện siêu âm hoặc chụp X-quang để chẩn đoán chính xác. Nhiều trường hợp chưa buộc phải điều trị bùn túi mật nhưng người bệnh sẽ được cảnh báo về những nguy cơ có thể phát triển thành sỏi mật sau này và cần kiểm tra, theo dõi định kì.
Về cách điều trị, sỏi bùn túi mật dễ điều trị và thời gian điều trị ngắn hơn so với sỏi túi mật. Người bệnh nên điều trị sớm để tránh trường hợp bùn phát triển thành sỏi. Điều trị sỏi mật bao gồm sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, tán sỏi và phẫu thuật lấy sỏi. Thời gian điều trị ở mỗi người bệnh khác nhau do sỏi bùn có liên hệ chặt chẽ với gan.
Cách hỗ trợ điều trị bao gồm thực hiện chế độ ăn uống và lối sống khoa học. Chế độ ăn phù hợp, có tác dụng ngăn sỏi tái phát là rất cần thiết. Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị hiệu quả và giảm nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên duy trì chế độ tập luyện, vận động đều đặn. Tập luyện cần phù hợp với sức khỏe, độ tuổi để phòng tránh béo phì, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác có thể dẫn tới bệnh sỏi bùn túi mật. Ngoài ra, sinh hoạt cá nhân cần giữ ở mức điều độ, giữ trọng lượng cơ thể ở trong giới hạn cho phép.
The post Bệnh sỏi bùn túi mật có đáng ngại? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét