Chuyển đến nội dung chính

Gãy xương cánh tay ở trẻ em

Trẻ em có thể bị gãy xương cánh tay do té ngã trong quá trình vui chơi hoặc gặp phải tai nạn. Ngoài ra, một số nguyên nhân gãy xương cánh tay ở trẻ có thể là do bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Phát hiện và điều trị đúng cách gãy xương cánh tay ở trẻ em không chỉ giúp phục hồi vận động mà còn giảm thiểu các biến chứng sức khỏe.

Đặc điểm xương cánh tay ở trẻ em

Xương trẻ em không giống với người lớn, chúng mềm và dễ uống cong, có nhiều lỗ xốp. Tuy nhiên, tính chất xương lại chịu được biến dạng và nén ép.

Gãy xương cánh tay ở trẻ em cần được điều trị đúng cách

Gãy xương cánh tay ở trẻ em cần được điều trị đúng cách

Ở trẻ em, quá trình liều xương cũng diễn ra nhanh hơn do đang trong quá trình phát triển, trẻ càng nhỏ thì liền xương càng sớm:

+ Trẻ sơ sinhL 2 – 3 tuần

+ Trẻ 7 – 10 tuổi: 6 tuần

+ Trẻ trên 10 tuổi: 8 – 10 tuần

Do đặc thù này và việc điều trị gãy xương cánh tay ở trẻ em cũng có sự khác biệt.

Điều trị gãy xương cánh tay ở trẻ em như thế nào?

Do sự ảnh hưởng tới sự liền xương nên phần lớn trẻ gãy xương không phẫu thuật chỉnh lại ổ gãy. Chủ yếu là bó bột số định xương, dùng nẹp, cho trẻ bất động trong thời gian điều trị.

Quan trọng là ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu gãy tay, cần sơ cứu đúng cách để xương không di lệch nhiều hoặc gây tổn thương cho da và hệ thống dây thần kinh xung quanh.

Vậy làm gì khi phát hiện trẻ bị gãy xương cánh tay?

Tùy theo mức độ chấn thương mà có những biện pháp xử trí kịp thời như:

+ Với vết thương không nghiêm trọng, trẻ không bị ảnh hưởng các cơ quan khác:

  • Cắt bỏ quần áo xung quanh vùng tay bị gãy nếu mặc áo dài và gây vướng víu, hạn chế làm trẻ đau.
  • Sử dụng miếng gạc sạch lau vết thương hở nếu có.
  • Nẹp tạm thời các phần bị thương, giữ tay ở vị trí cố định và buộc bằng dây vải. Tránh buộc bằng dây thun vì có thể siết vào tay làm máu không lưu thông được đến cánh tay bị gãy.
  • Gọi cấp cứu
Không tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Không tự ý điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ

+ Nếu trẻ có chấn thương nặng ở đầu hoặc cổ, xương đâm xuyên qua da: Cần gọi cấp cứu ngay và không tự ý cố gắng đưa trẻ đến bệnh viện.

Để phòng ngừa gãy xương cánh tay ở trẻ em, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong khi trông trẻ, không để trẻ chơi nơi vắng người hoặc nơi có nền nhấp nhô, dễ ngã. Tuyệt đối không điều trị gãy xương tại nhà khi không có chỉ dẫn của bác sĩ nhất là áp dụng các biện pháp bó thuốc, bó lá vì dễ làm nhiễm trùng, xương di lệch không thể liền ảnh hưởng đến vận động của cánh tay về lâu dài.

The post Gãy xương cánh tay ở trẻ em appeared first on Đặt lịch bác sĩ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...