Xương quai xanh là xương nằm ngay dưới da gần vùng vai và cổ. Chúng có chức năng treo hai cánh tay vào thân mình và tính thẩm mỹ khá cao do nằm ở vị trí hở. Tuy nhiên, nhiều người lại nhận thấy xương quai xanh bị lệch và lo lắng về hiện tượng này, không biết đây có phải là bệnh lý hay ảnh hay gây hại cho sức khỏe không. Để được cung cấp thêm kiến thức về xương quai xanh bị lệch, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân xương quai xanh bị lệch
Chấn thương: Khi có chấn vương, đập mạnh cùng vai vào vật cứng, xương quai xanh có thể bị gãy, di lệch khiến người bệnh bị lệch xương quai xanh. Một số trường hợp sau chấn thương đau nhiều, tuy nhiên cũng có thể không đau. Vì vậy, nếu phát hiện xương quai xanh lệch bất thường sau khi bị ngã, chơi thể thao… thì cần đi kiểm tra ngay để xử trí kịp thời.
Bệnh lý: Một số bệnh lý thoái hóa, ung thư xương cũng có thể tấn công xương quai xanh khiến xương di lệch, đau. Đối với nguyên nhân này, người bệnh không nên chủ quan mà cần nhận biết và điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng sức khỏe.
Bẩm sinh: Nhiều trường hợp khi sinh ra xương quai xanh đã không đều nhau. Có lể lệch ít hoặc lệch nhiều tùy vào từng trường hợp. Người bệnh thường ít ảnh hưởng nếu xương quai xanh lệch ít.
Làm gì nếu phát hiện xương quai xanh bị lệch?
Nếu chưa xác định được xương quai xanh lệch do đâu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra. Thông qua thăm khám thực thể, chụp X quang và nhiều phương pháp cận lâm sàng cần thiết, bác sĩ có kết luận về bệnh và đưa ra hướng xử trí phù hợp nhất.
Nếu xương quai xanh bị lệch do chấn thương làm biến dạng xương thì người bệnh cần được điều trị y tế để không ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp cũng như khả năng vận động của tay. Các phương pháp điều trị gãy xương quai xanh bao gồm đeo đai số 8, phẫu thuật cố định xương… Dù áp dụng phương pháp điều trị nào thì người bệnh cũng cần nghỉ ngơi, hạn chế mang vác vật nặng ở bên xương bị gãy.
Đối với trường hợp xương quai xanh bị lệch do bẩm sinh, nếu di lệch ít và không ảnh hưởng đến chức năng của cánh tay thì không cần điều trị. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi thường xuyên, nếu có bất thường nào ở vị trí xương quai xanh như đau chói, nhức mỏi kéo dài, cần báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời. Có thể xương quai xanh bị lệch là dấu hiệu cảnh báo bất thường nào đó cần điều trị.
The post Xương quai xanh bị lệch có sao không? appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét