Chuyển đến nội dung chính

Sơ cứu gãy thân xương cánh tay

Gãy thân xương cánh tay là tình trạng chiếm 3% tỷ lệ các ca gãy xương nói chung. Việc sơ cứu gãy thân xương cánh tay nếu không được thực hiện đúng thì bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gãy thân xương cánh tay

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra gãy thân xương cánh tay, chẳng hạn như ngã chống tai, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bị đánh đập dẫn đến gãy xương.

Người bị gãy thân xương cánh tay sẽ có nhiều biểu hiện như gãy ngang xương, gãy chéo, gãy xoắn, gãy có mảnh rời hay gãy vụn. Vị trí gãy cũng rất khác nhau như: gãy trên chỗ bám của cơ ngực lớn, gãy giữa chỗ bám của cơ ngực lớn và chỗ bám của cơ delta, gãy dưới chỗ bám của cơ delta.

Sơ cứu gãy xương thân cánh tay

Để sơ cứu bệnh nhân gãy xương tay, cần nhanh chóng để người bệnh nằm ở nơi an toàn, tư thế thuận lợi.

Để sơ cứu bệnh nhân bị gãy xương thân cánh tay, chúng ta cần:

– Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn sau đó đặt nạn nhân nằm ở tư thế thuận lợi.

– Để vùng bị thương lộ ra ngoài, nếu cởi áo thì cởi ở bên lành trước sau đó mới đến bên bị thương, tốt nhất là dùng dao, kéo để xé áo ra, tránh động đến vết thương.

– Băng các vết thương hở chảy máu sau đó mới tiến hành băng nẹp đoạn xương bị gãy theo vị trí và cách gãy.

Với trường hợp gấp được khuỷu tay:

Nếu bệnh nhân bị gãy xương thân cánh tay và vẫn gấp được khuỷu tay, người sơ cứu cần để cánh tay bị gãy sát thân mình người bệnh ở tư thế co tay. Sau đó, dùng 2 nẹp để nẹp chặt tay. Chiếc nẹp thứ nhất đặt từ hố nách đến quá khuỷu tay, nẹp thứ hai đặt ở ngoài, kéo từ bả vai đến khớp khuỷu.

Người sơ cứu cũng có thể dùng nẹp Cramer làm thành góc 90 độ nẹp đỡ cả cánh tay lẫn cẳng tay.

Sau đó dùng dây rộng bản để cố định các nẹp, dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực tạo thành một góc vuông, bàn tay để ngửa, buộc thắt nút ở bên tay lành.

Dùng nẹp cố định vết thương bị gãy.

Trường hợp không gấp được khuỷu tay:

Trường hợp này nạn nhân không được cử động tay. Mọi người cần hỗ trợ nạn nhân dùng tay lành đỡ tay bị thương ở vị trí gãy sau đó đặt một miếng đệm dài giữa tay bị thương và thân. Dùng 3 dải băng rộng bản để cố định tay bị thương vào cơ thể ở các vị trí cổ tay với đùi, cánh tay với ngực và cẳng tay với bụng. Sau đó chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất, cần hạn chế động chạm đến vết gãy.

Với trường hợp gãy xương hở:

Người sơ cứu tuyệt đố không kéo đầu xương gãy vào trong. Dùng một miếng gạc hoặc vải sạch đặt lên vết thương hở, nơi có đầu xương chồi ra rồi dùng băng vải sạch để băng vết thương lại. Sau đó tiến hành cố định chỗ gãy như với trường hợp gãy xương kín đã nêu trên rồi chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Gãy thân xương cánh tay nếu không sơ cứu đúng cánh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Các dụng cụ sơ cứu gãy thân xương cánh tay phải đủ độ dài từ 35-45 cm, rộng 5-6mm. Hãy tìm kiếm nẹp bằng tre, gỗ hoặc bất cứ vật liệu gì có sẵn để tiến hành sơ cứu.

Băng buộc nẹp phải đủ dài và chắc chắn, nếu không có băng y tế thì dùng bất cứ loại dây, sợi nào tìm được ở hiện trường để sơ cứu.

Trên đây là một số thông tin về sơ cứu gãy thân xương cánh tay. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ của đặt lịch bác sĩ để được hỗ trợ.

The post Sơ cứu gãy thân xương cánh tay appeared first on Đặt lịch bác sĩ Online.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh