Chuyển đến nội dung chính

Bảo hiểm y tế có khám răng không?

Chồng tôi đau nhức răng đã vài ngày nay và đang định đi khám. Trước đây, chồng tôi mới chỉ lấy cao răng ở nha khoa tư nhân chứ chưa khám bảo hiểm lần nào. Xin hỏi bảo hiểm y tế có khám răng không? Nếu chồng tôi muốn trồng răng giả có được hưởng bảo hiểm không? (Nguyễn Thị Bình - Mai Dịch, Hà Nội).

[caption id="attachment_7128" align="aligncenter" width="500"]Bảo hiểm y tế có khám răng không là thắc mắc của một số người khi đang có nhu cầu đi khám răng. Bảo hiểm y tế có khám răng không là thắc mắc của một số người khi đang có nhu cầu đi khám răng.[/caption]

Trả lời:

Chị Nguyễn Thị Bình thân mến! Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi về chuyên mục Tư vấn sức khỏe của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Với thắc mắc của bạn: Bảo hiểm y tế có khám răng không? Nếu muốn trồng răng giả có được hưởng bảo hiểm không?, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn như sau:

Bảo hiểm y tế có khám răng không?

Căn cứ Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế“.

Theo đó, chồng bạn muốn đi khám răng do đau nhức răng tức là gặp bệnh lý về răng nên sẽ được hưởng chi trả của bảo hiểm y tế. Đây là trường hợp khám, chữa bệnh được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định. Mức hưởng cụ thể thế nào còn tùy thuộc, chồng bạn tham gia bảo hiểm theo đối tượng nào, khám đúng tuyến hay trái tuyến.

[caption id="attachment_7129" align="aligncenter" width="500"]Khám răng do đau nhức răng tức là gặp bệnh lý về răng nên sẽ được hưởng chi trả của bảo hiểm y tế. Khám răng do đau nhức răng tức là gặp bệnh lý về răng nên sẽ được hưởng chi trả của bảo hiểm y tế.[/caption]

Trồng răng giả có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Điều 23 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế. Trong danh mục các dịch vụ y khoa không được bảo hiểm y tế chi trả có bao gồm điều 8: "Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng…”

Theo đó, chồng bạn muốn trồng răng giả là trường hợp thực hiện dịch vụ y khoa theo nhu cầu riêng của mỗi người. Bên cạnh đó, người trồng răng giả đã sử dụng dịch vụ vật tư y tế thay thế. Căn cứ theo điều 8, chồng bạn sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả chi phí cho dịch vụ này.

Chúc vợ chồng bạn và cả gia đình mạnh khỏe!

Coi bài nguyên văn tại : Bảo hiểm y tế có khám răng không?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh