Chuyển đến nội dung chính

Nạo VA ở trẻ em

Tìm hiểu về nạo VA ở trẻ em giúp cha mẹ chủ động hơn trong quá trình thăm khám và điều trị cho con yêu. VA có chức năng miễn dịch như nhận diện, bắt giữ và sản xuất các kháng thể chống lại vi khuẩn đường hô hấp trên. Chính vì thế khi trẻ có chỉ định nạo VA nhiều bậc phụ huynh lo ngại cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến miễn dịch và sự an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Vậy nạo VA ở trẻ em có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch?

Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế, nạo VA ở trẻ em không ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể. VA chỉ là một trong những cơ quan lympho ở đường hô hấp trên. Bên cạnh VA, trẻ còn có amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi và amidan trên lỗ vòi nhĩ và các cơ chế bảo vệ khác của hệ thống lympho nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên.

Khi nào trẻ cần phải nạo VA?

[caption id="attachment_6473" align="aligncenter" width="500"]nạo VA ở trẻ em Nạo VA ở trẻ em không ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của cơ thể.[/caption]
Nếu tình trạng viêm VA của trẻ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của trẻ và điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật nạo VA.
Các trường hợp thường được chỉ định nạo VA bao gồm:
  • Trẻ bị khó thở, có cơn ngưng thở khi ngủ hoặc nghẹt mũi kéo dài do VA phì đại quá to.
  • Viêm VA tái phát liên tục nhiều lần hoặc mỗi đợt kéo dài cả tháng, đồng thời kéo theo các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm thanh quản và rối loạn tiêu hóa.

Nạo VA ở trẻ được thực hiện như thế nào?

Nạo VA ở trẻ em thường được tiến hành dưới gây mê toàn thân vì vậy trong suốt quá trình phẫu thuật trẻ sẽ không cảm thấy đau.
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để mở miệng trẻ, xác định vị trí VA và sau đó tiến hành loại bỏ nó bằng thìa kim loại, máy cắt hút (microdebrider) hoặc vừa cắt hút vừa đốt trong môi trường nước muối sinh lý (coblation).
Nạo VA là một phẫu thuật khá đơn giản, trong hầu hết các trường hợp trẻ có thể về nhà ngay trong ngày. Một số trẻ em có thể sẽ cần phải theo dõi qua đêm tại bệnh viện.
Những ngày đầu sau nạo VA, trẻ có thể cảm thấy đau họng, khó chịu, chảy nước mũi và hôi miệng. Tuy nhiên trong vòng chưa đầy một tuần sau khi phẫu thuật, mọi thứ sẽ trở lại bình thường và các triệu chứng này sẽ biến mất.
[caption id="attachment_6474" align="aligncenter" width="500"]nạo VA ở trẻ em Nạo VA ở trẻ em thường được tiến hành dưới gây mê toàn thân vì vậy trong suốt quá trình phẫu thuật trẻ sẽ không cảm thấy đau.[/caption]

Chăm sóc sau nạo VA ở trẻ

Trẻ có thể bị đau họng, đau tai hoặc cứng hàm sau nạo VA. Để giảm bớt khó chịu cho trẻ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau. Luôn đảm bảo cho trẻ uống đúng thuốc, đúng liều lượng theo hướng dẫn và tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ dưới 6 tuổi.
Nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp. Ngoài ra  cũng nên cho trẻ uống nhiều chất lỏng để tránh bị mất nước. Thông thường trẻ sẽ cần phải nghỉ ngơi vài ngày sao nạo VA và nên nghỉ học trong 1 tuần để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng có thể gây ra biến chứng. Tránh không cho trẻ tiếp xúc với những người bị ho và cảm lạnh, môi trường có nhiều khói, bụi. Trẻ cũng không nên bơi lội trong 3 tuần sau khi nạo VA.

Coi thêm ở : Nạo VA ở trẻ em

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh