Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 - T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp khí quản. Cùng tìm hiểu về chức năng của tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể này qua bài viết sau.
[caption id="attachment_6726" align="aligncenter" width="500"] Chức năng của tuyến giáp là sản xuất hormone kiểm soát sự trao đổi chất.[/caption]
Chức năng của tuyến giáp là gì?
Hormone tuyến giáp điều chỉnh các chức năng cơ thể quan trọng bao gồm:
- Hơi thở
- Nhịp tim
- Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên
- Trọng lượng cơ thể
- Sức mạnh cơ bắp
- Chu kỳ kinh nguyệt
- Thân nhiệt
- Nồng độ cholesterol
- …
Tuyến giáp hoạt động như thế nào?
Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết – được tạo thành từ các tuyến sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu để đến cơ quan trong cơ thể.
Tuyến giáp sử dụng iot từ thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày để sản xuất ra hai hormone chính là:
- Triiodothyronine (T3)
- Thyroxine (T4)
Nồng độ T3 và T4 phải duy trì ở mức cân bằng, không quá cao cũng không quá thấp. Hai tuyến ở não là hypothalamus và tuyến yên đóng vai trò duy trì sự cân bằng giữa T3 và T4.
Hoạt động của tuyến giáp được điều khiển bởi hormone được sản xuất bởi hai phần của não bộ, vùng dưới đồi và tuyến yên. Khi vùng dưới đồi cảm nhận nồng độ T3 và T4 là thấp, hoặc tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể thấp, nó giải phóng một loại hormone được gọi là thyrotropin-releasing (TRH). TRH đi đến tuyến yên thông qua hệ thống mạch máu. TRH kích thích tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH được sản xuất từ tuyến yên vào máu và đi đến tuyến giáp. Tại đây, TSH kích thích các tế bào tuyến giáp sản xuất nhiều T3 và T4 hơn.
Nếu T3 và T4 quá cao, tuyến yên sẽ giải phóng TSH ít hơn vào tuyến giáp để làm chậm sản xuất T3 và T4.
[caption id="attachment_6727" align="aligncenter" width="500"] Khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường ở tuyến giáp, nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.[/caption]
Tuyến giáp quan trọng như thế nào?
T3 và T4 di chuyển trong máu tiếp cận gần như mọi tế bào trong cơ thể. Hai hormone này điều chỉnh tốc độ trao đổi chất. Ví dụ, T3 và T4 điều chỉnh nhịp tim của bạn và tốc độ đường ruột xử lý thực phẩm. Vì vậy nếu T3 và T4 thấp, nhịp tim sẽ chậm hơn bình thường và nhiều người có thể bị táo bón/tăng cân. Nếu T3 và T4 cao sẽ gây ra nhịp tim nhanh và tiêu chảy/sụt cân.
Dưới đây là các triệu chứng khác khi nồng độ T3 và T4 quá cao (cường giáp):
- Hay lo lắng, hồi hộp
- Dễ cáu kỉnh, buồn rầu
- Đánh trống ngực và tim đập nhanh
- Sụt cân hoặc tăng cân
- Khó thở khi gắng sức
- Rối loạn giấc ngủ
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Lồi mắt
- Mệt mỏi hoặc yếu cơ
- Tiêu chảy
Dấu hiệu khi cơ thể có quá ít T3 và T4 (suy giáp) là:
- Khó ngủ
- Mệt mỏi
- Da, tóc khô
- Phiền muộn
- Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
- Đau cơ, khớp
Điều trị suy giáp và cường giáp như thế nào?
Suy giáp:
- Nếu suy giáp tạm thời do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc là đủ.
- Nếu suy giáp do thiếu hụt iốt, cần bổ sung chất này.
- Trong trường hợp bệnh xuất hiện do suy thùy trước tuyến yên, bác sĩ sẽ cho bổ sung các hoóc môn cần thiết.
- Với những bệnh nhân suy tuyến giáp vĩnh viễn, cần bổ sung hoóc môn tuyến giáp suốt đời.
Dùng thuốc, iod phóng xạ hoặc phẫu thuật là lựa chọn điều trị cho bệnh cường giáp. Với các trường hợp phải phẫu thuật, dịch vụ phẫu thuật cắt tuyến giáp thẩm mỹ tại Bệnh viện Thu Cúc là lựa chọn hợp lý để điều trị bệnh hiệu quả, ít sẹo, đảm bảo thẩm mỹ.
Coi nguyên bài viết ở : Chức năng của tuyến giáp
Nhận xét
Đăng nhận xét