Bệnh cường giáp kiêng ăn gì là thông tin mà người bệnh nên tìm hiểu. Ngoài việc điều trị y tế, một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thực phẩm nhất định, có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone, làm tăng tốc độ trao đổi chất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, xương khớp và tâm trạng. Các triệu chứng của cường giáp thường là mất ngủ, nhịp tim nhanh, run, lo lắng, hay đói bụng, giảm cân không rõ lý do. Bệnh được điều trị chủ yếu bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
[caption id="attachment_6683" align="aligncenter" width="500"] Bệnh cường giáp kiêng ăn gì là thông tin mà ai đang gặp phải ván đề này nên tìm hiểu.[/caption]
Vậy bệnh cường giáp kiêng ăn gì?
Tốt nhất người bệnh nên tham khảo tư vấn của bác sĩ điều trị để biết bệnh cường giáp nên kiêng ăn gì, những thực phẩm nào cần cho vào danh sách “đen” cần tránh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh để hướng dẫn cho người bệnh một chế độ ăn uống phù hợp nhất.
Tránh xa các loại thức ăn gây dị ứng
Chẳng may ăn phải các thức ăn dị ứng có thể khiến cho tình trạng cường giáp trở nên tồi tệ hơn. Triệu chứng có thể bao gồm phát ban da, khó thở, chuột rút vùng bụng và tiêu chảy. Nếu nghi ngờ bị dị ứng thực phẩm, Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyến cáo rằng nên tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng tiềm ẩn như các sản phẩm sữa, gluten lúa mì, đậu nành, ngô và các chất phụ gia thực phẩm nhân tạo.
Bỏ qua các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
[caption id="attachment_6684" align="aligncenter" width="500"] Người bệnh cường giáp nên tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.[/caption]
Các rối loạn về tuyến giáp có thể gây trở ngại cho sự chuyển hóa carbohydrate và kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên chúng ta không thể bỏ qua carbohydrate vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – một bệnh lý có liên quan đến tuyến giáp, nên hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Các loại ngũ cốc đã qua chế biến, chẳng hạn như bột mì, nước trái cây, kẹo, khoai tây chiên…có chỉ số đường huyết cao. Thay vào đó hãy chọn những nguồn cacbonhydrate giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp hơn như khoai lang, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chứa goitrogen
Goitrogen là các chất tự nhiên có thể gây trở ngại cho quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp. Vì điều trị cường giáp có thể dẫn tới tình trạng suy giáp nên người bệnh nên hạn chế các thực phẩm có chứa goitrogen. Các loại rau như súp lơ, bông cải xanh, cải bắp cũng như đậu nành, kê – đều có goitrogen trong thành phần dinh dưỡng. Người bệnh cường giáp cần lưu ý để tránh tiêu thụ những thực phẩm này.
Chất béo “xấu”
[caption id="attachment_6685" align="aligncenter" width="500"] Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo "xấu", không tốt cho người bệnh cường giáp.[/caption]
Theo các chuyên gia của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa sẽ làm tăng chứng viêm. Cắt giảm lượng chất béo “xấu” này có thể giúp làm giảm các triệu chứng về tuyến giáp. Do đó người bệnh cường giáp nên tránh xa các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, sản phẩm được làm từ sữa nguyên kem. Thay vào đó hãy chọn cá, thịt gia cầm và đậu. Thay thế cho các chất béo “xấu” bằng chất béo omega – 3 được tìm thấy trong các loại cá dầu như cá hồi, hạt lanh và óc chó, giúp giảm viêm và có tác dụng thúc đẩy sức khỏe tổng thể.
Đồ uống có chứa cồn và caffeine
Đồ uống có cồn và caffeine có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng tâm trạng, giấc ngủ, chức năng tuyến giáp và các phương pháp điều trị tuyến giáp. Trước khi tiêu thụ các sản phẩm có chứa caffein, chẳng hạn như nước có ga, cà phê, trà… người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ. Để đảm bảo cơ thể không bị mất nước, nhớ uống nhiều nước hoặc các loại đồ uống không chứa caffeine, chẳng hạn như sữa có ít chất béo, trà thảo dược. Trái cây và rau tươi cũng là lựa chọn giúp cung cấp nước cho cơ thể.
Xem nguyên bài viết tại : Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?
Nhận xét
Đăng nhận xét