Phẫu thuật nạo VA khá phổ biến trong việc điều trị viêm VA. Với người trưởng thành, phương pháp này không đáng ngại song việc nạo VA cho trẻ em khiến nhiều phụ huynh lo lắng, băn khoăn. Vậy khi nào nên nạo VA cho trẻ? Và trẻ mấy tuổi trở lên mới được phép nạo VA?
[caption id="attachment_6693" align="aligncenter" width="500"] Việc nạo VA cho trẻ em khiến nhiều phụ huynh lo lắng, băn khoăn.[/caption]
Nguy hiểm nếu không nạo VA cho trẻ khi cần
Có những trường hợp, dù bác sĩ đã cân nhắc kỹ và chỉ định nạo VA hoặc cắt amidan cho trẻ vì không có lựa chọn nào khác, một số phụ huynh vẫn không muốn cho con phẫu thuật vì lo sợ khả năng miễn dịch của trẻ giảm sút nhiều sau khi nạo VA.
Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm VA và amidan kéo dài, tiến triển nghiêm trọng ở trẻ, hậu quả của việc này sẽ khiến trẻ không thể duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó còn có một số tác hại, biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm VA và amidan có thể phát triển lớn đến mức gây cản trở việc thở của trẻ. Từ đó khiến trẻ phải thở bằng đường miệng, ngủ ngáy, có khi còn bị ngừng thở khi ngủ. Oxy lên não thường xuyên bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực tới sự phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng học tập cũng như hành vi của trẻ. VA quá lớn cũng ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác của những người bệnh còn non nớt này.
- VA phì đại có thể gây bít tắc vòi tai, dẫn tới nhiễm trùng tai, giảm thính lực và ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ.
- VA phì đại có thể khiến dịch nhầy tích tụ trong các xoang hoặc gây viêm xoang tái phát.
Ngoài ra, VA và amidan bị viêm thường xuyên sẽ là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh, từ đó chúng có thể tấn công các cơ quan khác như mũi họng, xoang, tai, thanh khí phế quản, tim, thận…
[caption id="attachment_6694" align="aligncenter" width="500"] Với đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và chăm sóc sau mổ chu đáo, Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ nạo VA được đông đảo khách hàng đánh giá cao.[/caption]
Nạo VA cho trẻ có bất lợi gì không?
Vòng bạch huyết Waldayer - nơi thực hiện chức năng sản sinh miễn dịch - gồm có 6 thành phần. VA và amidan chỉ là 2 trong số 6 thành phần đó nên đây không phải hai cơ quan duy nhất giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Do vậy, việc nạo VA hoặc cắt amidan không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng chống nhiễm trùng của trẻ.
Tuy vậy, không phải mọi trường hợp viêm VA đều phải nạo. Nếu tình trạng viêm VA ở trẻ không gây biến chứng, đó sẽ là quá trình có lợi khi giúp hình thành miễn dịch. Chứng viêm này chỉ trở thành bệnh lý khi bị tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng, nhất là bệnh viêm tai giữa. Thủ thuật nạo VA cần được thực hiện đúng quy trình, bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định phẫu thuật. Nhiều trường hợp, dù trẻ có đầy đủ tiêu chí cần được phẫu thuật, bác sĩ có thể tư vấn theo dõi thêm trong tối thiểu 1 tháng. Nếu bệnh không giảm mới tiến hành can thiệp. Trong quá trình theo dõi cần loại bỏ hoàn toàn sữa và các chế phẩm sữa khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ .Bởi vì phản ứng nhạy cảm với sữa được xem là nguyên nhân dẫn tới ứ đọng, tắc nghẽn kéo dài ở khu vực tai mũi họng.
[caption id="attachment_6530" align="aligncenter" width="500"] Khi VA quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, gây nghẹt mũi kéo dài, cản trở đường thở tự nhiên, khi đó cần nạo VA cho trẻ.[/caption]
Phẫu thuật nạo VA được chỉ định khi nào?
– Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm).
– Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo trẻ có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản... tái phát.
– V.A quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, gây cản trở đường thở tự nhiên.
Tham khảo bài viết gốc ở : Nạo VA cho trẻ khi nào cần thiết?
Nhận xét
Đăng nhận xét